Đại diện Tổ chức FTSE Russell bày tỏ mong muốn đồng hành lâu dài cùng Việt Nam/ Ảnh: mof.gov.vn
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đến năm 2045, trong đó thị trường tài chính – đặc biệt là thị trường chứng khoán – đóng vai trò quan trọng trong huy động nguồn lực cho nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng, việc nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi không chỉ là mục tiêu kỹ thuật mà là hệ quả tất yếu của quá trình cải cách thể chế, nâng cao năng lực vận hành và hội nhập quốc tế.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đang đẩy mạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Cụ thể, Bộ đang tiến hành sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP theo hướng tăng cường minh bạch về tỷ lệ sở hữu nước ngoài; đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 17/2024/TT-NHNN để đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến đầu tư gián tiếp.
Song song đó, Bộ Tài chính cũng tích cực thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và nghiên cứu triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) khi hệ thống KRX chính thức vận hành.
Đại diện FTSE Russell bày tỏ sự đánh giá cao đối với những nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khẳng định cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa thị trường chứng khoán.
Ông Gerald Toledano cho biết, FTSE Russell sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống chỉ số, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tăng cường hợp tác kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư dài hạn, như các quỹ hưu trí, đang mở rộng chiến lược đầu tư tại khu vực châu Á.
FTSE Russell cũng mong muốn tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam nhằm thúc đẩy các sáng kiến thiết thực hỗ trợ tiến trình nâng hạng thị trường.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong đó có FTSE Russell, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển minh bạch, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng trong thời gian tới.
FTSE Russell là một trong những tổ chức cung cấp bộ chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới, trực thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán London (London Stock Exchange Group – LSEG). Các bộ chỉ số do FTSE Russell phát triển, như FTSE Global Equity Index Series (FTSE GEIS), FTSE Emerging Markets, hay FTSE Frontier Markets Index, được sử dụng làm cơ sở tham chiếu cho hàng nghìn quỹ đầu tư toàn cầu với tổng tài sản quản lý lên tới hàng nghìn tỷ USD.
Việc FTSE Russell nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi (Secondary Emerging Market) sẽ mở ra cơ hội thu hút dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Việt Nam tiến gần cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư nên để mắt tới nhóm nào?
Quy mô vốn hóa của chỉ số VN-Index tính đến ngày 11/7/2025 đã đạt hơn 238 tỷ USD, cao hơn nhiều thị trường hiện đang có mặt trong rổ FTSE Emerging Markets Index, như Chile (187 tỷ USD) hay Qatar (168 tỷ USD) (số liệu tháng 2/2025). Theo Mirae Asset, nếu được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp, Việt Nam có thể được phân bổ tỷ trọng khoảng 0,7% trong rổ chỉ số này.
-
Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025
Theo ông Hà Duy Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu xét về hệ thống pháp lý, về cơ bản đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của tổ chức quốc tế về nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, việc xét hạng thị trường còn phụ thuộc vào trải nghiệm của nhà đầu tư cũng như là đánh giá thực tế....
-
Gỡ dần 'nút thắt', kỳ vọng nâng hạng chứng khoán vào tháng 9.2025
Để chinh phục thành công kỳ nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) vào tháng 9.2025, Việt Nam đang nỗ lực đồng bộ cải cách từ công nghệ đến khung pháp lý.






