Ngay khi mở cửa, cổ phiếu VPL tăng trần 20%, đạt mức giá 85.500 đồng một cổ phiếu. Khối lượng dư mua tính đến 11h là hơn 1,48 triệu đơn vị.
Với việc Vinpearl được niêm yết, tổng giá trị vốn hóa các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán khoảng 1 triệu tỷ đồng.
Ở mức giá này, vốn hóa của Vinpearl đạt 153.327 tỷ đồng (khoảng 5,9 tỷ USD). Như vậy, chuỗi nghỉ dưỡng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tiệm cận top 10 công ty có giá trị lớn nhất trên sàn. Giá trị thị trường của công ty này vượt nhiều cái tên đã niêm yết lâu năm như VPBank, PVGas, Sabeco, MB, Masan Group...
Hiện tập đoàn Vingroup là công ty mẹ của Vinpearl, sở hữu 85% vốn. Theo bản cáo bạch nộp lên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), công ty này có 117 cổ đông.
Với việc Vinpearl được niêm yết, tổng giá trị vốn hóa các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán khoảng 1 triệu tỷ đồng, chiếm 13% thị trường.
Vinpearl là một trong những thương hiệu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu thị trường trong nước. Khởi đầu từ tổ hợp Vinpearl Resort Nha Trang, sau hơn 21 năm phát triển, Vinpearl đã sở hữu chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng và giải trí trên khắp cả nước.
Hiện tại, hệ thống Vinpearl gồm 31 khách sạn và khu nghỉ dưỡng với tổng số trên 16.100 phòng, chủ yếu đặt tại các địa điểm du lịch nổi tiếng và các thành phố lớn của Việt Nam như: Hạ Long, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Cần Thơ, TP.HCM và Phú Quốc.
Đến năm 2023, Vinpearl được Vingroup chia tách thành hai pháp nhân, gồm Ngọc Việt và Vinpearl.
Về kết quả kinh doanh, quý đầu năm 2025, Vinpearl ghi nhận doanh thu thuần gần 2.971 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế đạt hơn 90 tỷ đồng.
Năm 2025, Vinpearl đặt mục tiêu đầy tham vọng với 14.000 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế khoảng 1.700 tỷ đồng, cùng kế hoạch bung hàng loạt dự án khách sạn, sân golf và công viên giải trí mới.
-
Cổ phiếu Vinpearl sắp trở lại sàn HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa chấp thuận niêm yết gần 1,79 tỷ cổ phiếu VPL của Công ty Cổ phần Vinpearl – doanh nghiệp do Vingroup sở hữu 85,5% vốn. Với vốn điều lệ 17.933 tỷ đồng, Vinpearl đánh dấu sự trở lại sàn sau hơn một thập kỷ vắng bóng.
-
Báo cáo tài chính năm hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán cho thấy, tổng tài sản của Vinpearl đạt 76.483 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD), tăng thêm 74% so với thời điểm đầu năm. Với con số này, Vinpearl không chỉ khẳng định vị thế doanh nghiệp nghỉ dưỡng lớn nhất Việt Nam mà còn đang tiệm cận quy mô của nhiều “ông lớn” trong ngành khách sạn, nghỉ dưỡng tại khu vực Đông Nam Á và châu Á.
-
Vinpearl của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nộp hồ sơ niêm yết trên HoSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty CP Vinpearl vào ngày 3/3.








-
Bamboo Capital tiếp tục biến động nhân sự cấp cao
Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán: BCG) vừa công bố thông tin về việc ông Hồ Viết Thủy, Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật, nộp đơn từ nhiệm chỉ sau hai tháng nhậm chức. ...
-
Lý do các cổ đông lớn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu Novaland
Nhóm cổ đông lớn của Novaland đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland để cân đối danh mục, hỗ trợ cơ cấu nợ và các lý do cá nhân.
-
Bamboo Capital lý giải chậm báo cáo tài chính
Ngày 9/5/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán: BCG) thông báo về việc chậm công bố Báo cáo tài chính (BCTC) quý I/2025.