Thị trường ngày 24/4 mở đầu với sắc xanh nhạt, nhưng khi đối mặt với áp lực bán ngày càng cao đã tạo nên thế nguy hiểm. Trải qua 2 ngày giao dịch gần nhất, VN-Index đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng, do vậy diễn biến trên các sàn giao dịch ngày cuối tuần vẫn rung lắc đáng kể.
Giữa lúc thị trường đang có đà đi xuống, mã VNM bất ngờ thu hút được dòng tiền mạnh mẽ nhờ thông tin tích cực từ Vinamilk. Cụ thể mã VNM đã tăng 7% lên mức giá trần 102.800 đồng/ cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh lên tới 3,62 triệu đơn vị. Sự bứt phá của cái tên trụ cột tạo lực kéo đáng kể, góp phần đưa sắc xanh trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng không đáng kể với 0,65% lên 773,91 điểm.
Phiên chiều nhờ được tiếp sức bởi VNM trong buổi sáng đã có sự hào hứng, phấn khởi hơn nhiều. Bằng chứng là màn lội ngược dòng ấn tượng của mã CTD khi tăng tới 6,88%, hiện được giao dịch với 60.600 đồng/ cổ phiếu. Trước đó vào phiên sáng, cổ phiếu của Coteccons đã nhiều lần rung lắc và mất điểm gây tâm lý hoang mang. Sự bứt phá trong phiên chiều phần nào đã trấn an nhà đầu tư, đồng thời giúp thị trường nằm ngoái thế nguy hiểm.
Đồng nhịp với CTD trong nhóm cổ phiếu ngành xây dựng trong phiên chiều là HPG của tập đoàn Hòa Phát và HSG của Hoa Sen Group. Trong đó, mã HPG tăng 2,31% lên 22.100 đồng/ cổ phiếu, mã HSG tăng hết biên độ lên 6,92% lên 7.260 đồng/ cổ phiếu.
Đáng chú ý, thanh khoản của HSG đạt gần 20 triệu đơn vị, ghi nhận mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Mã chứng khoán của Hoa Sen Group là 1 trong 10 cổ phiếu có đóng góp tích cực nhất cho VN-Index trong phiên giao dịch cuối tuần.
Kết thúc ngày 24/4, VN-Index đóng cửa tăng 2,75 điểm (+0,36%) lên mức 776,66 điểm. Thanh khoản đạt hơn 262,26 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 3.932,91 tỷ đồng. Toàn sàn có 177 mã tăng, 73 mã đứng giá và 159 mã giảm giá.
Tuần qua chứng kiến VN-Index có 4 phiên tăng mang lại tổng cộng 15,19 điểm. Tuy nhiên, phiên giảm duy nhất vào ngày 21/4 đã lấy mất 28,13 điểm. Như vậy dù đóng cửa với nhiều cổ phiếu tăng kịch trần nhưng thị trường chứng khoán hiện vẫn chưa thể gỡ hòa.
-
Kiều hối giảm kỷ lục vì Covid-19
CafeLand - Lượng kiều hối toàn cầu được dự báo sẽ giảm mạnh khoảng 20% vào năm 2020 do cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch covid-19 gây ra.








-
Việt Nam và Nhật Bản trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, mở rộng hợp tác chiến lược toàn diện
Sáng 28/4, sau cuộc hội đàm tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến lễ trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng giữa các bộ, ngành, cơ quan của hai nước....
-
Tính đến 15/4/2025, doanh nghiệp FDI chiếm 66,8% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
Theo số liệu của Cục Hải quan, tính đến nửa đầu tháng 4/2025 tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 159,17 tỷ USD, tăng 15,6% (tương ứng tăng 21,53 tỷ USD), chiếm 66,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của c...
-
"Cơn sốt" đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân đang tái định hình tương lai Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng trên bản đồ đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Đông Nam Á. Báo cáo Vietnam Innovation & Private Capital Report 2025 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạ...