Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tư vấn của Savills Hà Nội, cho rằng yếu tố nền tảng đầu tiên chính là cơ cấu dân số, bởi nó là nguồn cầu chính và bền vững của thị trường nhà ở do xuất phát từ nhu cầu mua để ở thực.
“Số liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thị trường nhà ở Việt Nam đang được hưởng lợi từ một cơ cấu nhân khẩu vàng”, bà Hằng cho biết.
Cụ thể, Việt Nam có quy mô dân số khá lớn với 94 triệu người. Tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philippines và Trung Quốc còn nhiều dư địa cho việc mở rộng đô thị. Với tốc độ tăng trưởng 2,6% như hiện nay, đến năm 2030, 69% dân số Việt Nam sẽ sinh sống tại khu vực đô thị.
“Sự di dân kết hợp với tăng trưởng dân số tự nhiên tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở tại các đô thị như Hà Nội và TP.HCM. Mặt khác, quy mô hộ gia đình ngày càng giảm cũng đem đến cho thị trường nhà ở nguồn cầu mới từ các gia đình nhỏ tách hộ (bao gồm các hộ gia đình 1 người)”, bà Hằng nhận định.
Các yếu tố này dẫn đến số lượng hộ gia đình mới có nhu cầu nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM trung bình hàng năm lần lượt là 81.000 và 63.000. Nếu xét đến nhu cầu đến từ thâm hụt nhà ở xuống cấp thì con số này là 130.000 và 134.000, tạo ra một nền tảng vững chắc cho thị trường nhà ở tại hai thành phố.
-
Bà Đỗ Thu Hằng: Đừng tính chu kỳ từ mốc khủng hoảng rồi lo bong bóng
CafeLand - Trước những lo ngại thị trường đang rơi trúng thời kỳ khủng hoảng 10 năm trước và sẽ lặp lại trong bối cảnh hiện tại, bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu – Tư vấn Savills Hà Nội, cho rằng “hãy tính chu kỳ thị trường từ thời điểm phục hồi và như vậy, chúng ta đang ở giữa chu kỳ phát triển”.