Ngày 25/6, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức toạ đàm về dự án "Quy hoạch không gian công cộng và thử nghiệm quản lý không gian xanh theo hướng sinh thái tại quận Hoàn Kiếm".
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long chủ trì toạ đàm. Ảnh: Duy Phạm
Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, thời gian qua, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Viện PRX – Đại diện vùng Ile-de-France (Pháp) tại Việt Nam và đơn vị tư vấn DE-SO (Pháp) nghiên cứu xây dựng “Dự án quy hoạch không gian công cộng và thử nghiệm quản lý không gian xanh theo hướng sinh thái tại quận Hoàn Kiếm”.
Chuyên gia Pháp nêu ý tưởng quy hoạch phát triển không gian xanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Trong ảnh là vườn hoa Diên Hồng
Cụ thể, phương án nghiên cứu của Công ty tư vấn DE-SO (Pháp) đưa ra là phát triển các không gian xanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, kết hợp mở rộng các không gian cho người đi bộ, tôn vinh các công trình kiến trúc có giá trị trong phạm vi dự án, gắn với việc tu bổ công trình và chiếu sáng cảnh quan.
Trong đó đơn vị tư vấn đã đưa ra phương án cải tạo cảnh quan ba trục chính, tác động phát triển thương mại du lịch tại quận Hoàn Kiếm gồm tượng đài Vua Lý Thái Tổ với quảng trường Ngân hàng Nhà nước, vườn hoa Diên Hồng với công trình nhà khách Chính Phủ và quảng trường Nhà hát lớn, gắn với tuyến phố Tràng Tiền, Hàng Khay, hồ Hoàn Kiếm.
Chuyên gia Pháp trình bày phương án quy hoạch không gian công cộng và không gian xanh quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Duy Phạm
Nghiên cứu này được hoàn thành vào cuối tháng 3/2021 sau các đóng góp của các chuyên gia trong đó có sự tham gia của chuyên gia quy hoạch người Pháp Christine Larousse, nhà quy hoạch đã từng thực hiện nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía nam quận Hoàn Kiếm và các kỹ sư chiếu sáng của công ty tư vấn SLA.
Cụ thể, nghiên cứu này dựa trên nguyên tắc khôi phục lại những không gian dành cho người đi bộ trong khu vực. Theo các chuyên gia Pháp, tình trạng khai thác điểm đỗ xe chưa được tổ chức bài bản khiến cho nhiều diện tích dành cho người đi bộ đang bị chiếm dụng. Nguyên tắc thứ hai của dự án là củng cố và tăng cường sự hiện diện của không gian xanh để ứng phó tốt hơn với những thách thức của tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí mà thành phố Hà Nội đang ngày càng phải đối mặt.
Theo chuyên gia Pháp, Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những điểm nhấn thực hiện quy hoạch không gian công cộng và không gian xanh của quận Hoàn Kiếm
Mục tiêu dự án đặt ra là cải thiện chất lượng không gian công cộng bằng cách chú trọng đến việc đưa thiên nhiên hòa quyện vào không gian đô thị, từ đó góp phần ngăn chặn các tác động của hiện tượng đảo nhiệt trong nội đô và phát huy các không gian công cộng có bóng cây che phủ.
Việc phát huy giá trị các tầm nhìn bao quát hướng về các công trình di sản được nghiên cứu một cách có hệ thống trong các hạng mục quy hoạch và kết hợp với chiếu sáng nghệ thuật. Nguyên tắc chiếu sáng cần làm nổi bật các công trình trọng điểm trên địa bàn quận.
Cùng với đó, dự án cung cấp cho thành phố Hà Nội các công cụ thiết kế không gian công cộng mang tính đặc thù của Thủ đô Hà Nội, cụ thể là đặc điểm của Khu phố Pháp. Các chuyên gia Pháp cũng đề xuất chỉnh trang nâng cấp tuyến phố Hàng Khay - Tràng Tiền, nhằm nâng cao giá trị kiến trúc tuyến phố, bảo tồn các công trình mặt đứng. Bên cạnh đó, cần giải pháp khai thác bên trong các cửa hàng tạo một trục thương mại sầm uất, tạo một tuyến đường đi dạo kết nối với không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm tới Nhà hát lớn.
"Các nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào việc đánh giá lại ngôn ngữ kiến trúc, sắp đặt và chỉnh trang lại vỉa hè, làm tăng giá trị các mặt tiền, có quy định cụ thể về quản lý các công trình trên phố, về ánh sáng, về phủ xanh trên tuyến phố…", ông Long nêu.
Được biết, thời gian lập và trình phê duyệt đề án dự kiến trong quý III/2021, triển khai trong quý IV/2021. Nguồn vốn tư vấn thiết kế dự án này do vùng ILE-DE-France + Quỹ phát triển Pháp AFD tài trợ. Khi triển khai, dự án sẽ sử dụng ngân sách quận Hoàn Kiếm.
-
Sau 18 năm giá nhà quận Hoàn Kiếm tăng hơn 30 lần, trong khi vàng tăng 8 lần
Sau gần 20 năm, giá nhà quận trung tâm tăng tới 33 lần. Để mua được nhà, người lao động TP.HCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là 25-28 năm tích lũy.








-
Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá, trung tâm thương mại làm trụ sở phường mới hậu sáp nhập
Sau khi thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá bỏ hoang và trung tâm thương mại làm nơi đặt trụ sở phường mới.
-
Vingroup muốn làm đường sắt 300 km/h nối Hà Nội – Quảng Ninh
Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh do Vingroup đề xuất không chỉ hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai địa phương còn khoảng 30 phút, mà còn mở ra cơ hội hồi sinh cho dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân....
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư gần 3.500 tỷ đồng vào dự án nhà ở xã hội quy mô lớn phía Nam thành phố
Thị trường bất động sản Thủ đô vừa ghi nhận động thái mới khi Sở Tài chính Hà Nội công bố kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội – Tây Nam Kim Giang, theo hình thức đấu thầu rộng rãi....