“Giảm là đúng”
(TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu của Dragon Capital)
“Theo tôi, việc hạ suất lần này rất hợp lý. Lãi suất bình quân cho vay trong giai đoạn 1995-2007 ở mức 8-11%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay từ năm 2008-2012 bình quân từ 15% - 25%/năm.
Có thể một số người cho rằng việc lãi suất cao trong giai đoạn 2008-2012 là hậu quả của lạm phát cao, nhưng theo tôi đó là hậu quả của đầu cơ, vì chỉ có đầu cơ mới chấp nhận lãi suất cao như vậy. Còn nền kinh tế thực không thể chịu lãi suất cao trong thời gian dài như vậy.
Để nguồn vốn hấp thụ được cho sản xuất thì lãi suất phải về như trước kia, từ 8-11%/năm. Trong lộ trình đó, đến cuối năm 2013 lãi suất cho vay về 11-12%/năm là hợp lý. Và do đó, xu hướng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là đúng đắn.
Theo tôi, việc Ngân hàng Nhà nước chỉ hạ lãi suất huy động 0,5%/năm có thể là do cơ quan này phải bảo vệ tỷ giá ổn định và không muốn lãi suất này hạ quá nhanh. Quan trọng hơn, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất trên thị trường mở (OMO) từ 7%/năm xuống 6%/năm để giúp cho các ngân hàng thương mại có giá vốn rẻ hơn. Như vậy, họ mới có cơ hội giảm lãi suất cho vay.
Có thể nói, những chính sách của Ngân hàng Nhà nước là đúng đắn, là bước đi cần thiết để tạo tiền đề cho xử lý nợ xấu cũng như để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên để giảm lãi suất cho vay, con đường duy nhất là phải xử lý được nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng một cách mạnh dạn.
Một câu hỏi đặt ra là việc hạ lãi suất này có tác động lớn đến lạm phát hay không. Lạm phát không phải là hàm số của lãi suất mà lạm phát là hàm số của lượng tiền chảy trong nền kinh tế. Lượng tiền đó được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Năm 2011, 2012, lượng cung tiền (M2) tăng mạnh, nhưng tín dụng không tăng mạnh. Có nghĩa tiền không chạy mạnh trong nền kinh tế mà chạy trong khối ngân hàng tạo thanh khoản cao. Do đó, lạm phát nhìn góc độ cung tiền thì không có gì đáng ngại”.
“Lãi suất cho vay có thể giảm từ 1-2%”
(TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính)
“Đây là thời điểm tốt để hạ lãi suất, cơ sở là lạm phát tháng 3 hạ xuống và nhờ đó doanh nghiệp cũng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm, giúp chi phí vốn giảm theo.
Theo tôi, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất là động thái hợp tình hợp lý, tuy nhiên cũng có một số điểm nên quan tâm. Việc hạ 0,5% lãi suất huy động thì tác động thế nào tới lãi suất cho vay? Nếu lãi suất cho vay giảm tương ứng 0,5% thì kết quả nó cũng chưa như mong muốn.
Theo tôi, việc hạ 0,5% lãi suất tiền gửi có thể giúp lãi suất cho vay giảm 1-2%/năm, nhưng không có gì bảo đảm cả. Vì nếu sức khỏe các ngân hàng còn yếu, dự phòng rủi ro còn lớn, đầu ra còn khó khăn thì việc giảm lãi suất cho vay khó mà giảm sâu được. Nên việc hạ bao nhiêu lãi suất cho vay xuống thì nó vẫn là ẩn số.
Hạ lãi suất cũng quan trọng nhưng chưa đủ để giúp doanh nghiệp yếu kém vực dậy. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay, không có tài sản thế chấp, hàng tồn kho chất cao, thì theo tôi, với những doanh nghiệp này, Chính phủ nên bảo lãnh cho tổ chức tín dụng để họ cho những doanh nghiệp đó vay vốn.
Theo tôi, việc hạ lãi suất lần này không tác động nhiều lắm tới lạm phát. Ngân hàng Nhà nước có các công cụ khác để điều tiết cung tiền qua thị trường mở, dự trữ bắt buộc. Trong lúc này, cầu trong nền kinh tế yếu, nên có đẩy lượng tín dụng ra ngoài nữa thì cũng không lo tác động mạnh tới lạm phát”.
“Đã phản ánh vào giá chứng khoán”
(Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích & Tư vấn Đầu tư - Khách hàng Tổ chức, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI)
“Chúng tôi cho rằng đợt giảm lãi suất này không quá bất ngờ, nếu theo sát diễn biến của thị trường trái phiếu trong hai tuần qua. Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất và có lẽ việc CPI âm trong tháng 3 đã tạo cơ hội để thực hiện việc này.
Để hỗ trợ cho nền kinh tế còn yếu thì rất cần thiết giảm lãi suất cho vay và việc giảm lãi suất đầu vào tạo điều kiện cho việc này. Tuy vậy, chúng tôi nghĩ việc cắt giảm lãi suất tiếp trong thời gian tới sẽ là khó do rủi ro lạm phát vẫn còn nên đây có thể coi lãi suất huy động đang chạm đáy.
Nhìn bề ngoài thì quy định này làm giảm tỷ lệ lãi biên (NIM) của hệ thống ngân hàng do lãi suất đầu vào giảm 0,5% trong khi đầu ra lại bị yêu cầu giảm 1% đối với các ngành nghề ưu tiên.
Tôi nghĩ thị trường chỉ quan tâm đến trần lãi suất huy động giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm, còn việc giảm 1% với các lãi suất khác thì không nhiều do thanh khoản hệ thống vẫn rất tốt trong thời gian gần đây, biểu hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp. Đối với các ngân hàng yếu thì tất nhiên câu chuyện lại khác.
Về thị trường chứng khoán, mỗi đợt cắt giảm lãi suất đều tạo một sự hứng khởi nhất định cho nhà đầu tư, nhưng có lẽ trong ngắn hạn đợt giảm lãi suất đã phản ánh vào giá do tin đồn đã có ngoài thị trường trong một số tuần gần đây.
Việc lãi suất tiền gửi giảm có thể khiến chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hơn nữa, nhưng có lẽ tác động không nhiều. Điều quan trọng hơn với thị trường là những chuyển biến tích cực từ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là quá trình xử lý nợ xấu cần triệt để và rõ ràng để tín dụng có thể tăng trưởng trở lại bền vững, giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế và đó là yếu tố quan trọng để làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán”.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất thực dương thêm nữa”
(Ngân hàng JPMorgan Chase)
“Tăng trưởng tín dụng vẫn chậm, chỉ tăng 9% trong năm 2012 và 12% trong năm 2011, trong khi mức trung bình trong một thập kỷ trước đó là 33%. Trong điều kiện như vậy, chúng tôi không cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất thực dương thêm nữa.
Kinh tế Việt Nam dường như đã khởi sắc chút ít, nhưng chúng tôi cho rằng, năm nay vẫn sẽ là năm có mức tăng trưởng đáng thất vọng. Với mức lạm phát dự báo khoảng 7,7% vào giữa năm so với cùng kỳ năm trước và sau đó giảm dần về 5,5% so với cùng kỳ vào tháng 12.
Chúng tôi cho rằng, lãi suất có thể được giảm thêm 100 điểm phần trăm trong năm nay. Chúng tôi không cho rằng tốc độ giảm như vậy là có thể làm mất ổn định kinh tế hay tạo ra lo ngại gì, nhờ vào triển vọng lạm phát đã được kiềm chế, tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế đều tốt hơn, cùng với môi trường kinh tế và tăng trưởng tín dụng tương đối chậm chạp”.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố quyết định đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt. Đánh giá về động thái trên, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia và đại diện tổ chức tài chính, cũng như ghi nhận ý kiến của ngân hàng JP.Morgan Chase.
Duy Cường (VnEconomy)
VIP
Chỉ cần 2tỷ sở hữu ngay biệt thự ven sông trong khu đại đô thị đẳng cấp
8 tỷ 886 triệu- 179m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0933711***
VIP
Nhà 38m2 (3,9 x 10), 5 tầng BTCT hc đủ, hẻm ô tô Tôn Đản. 6,3 tỷ
6 tỷ 300 triệu- 38m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Chung cư Bình An, căn 57 m2 - 1,1 tỷ thanh toán tiến độ
1 tỷ 100 triệu- 57m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0392171***
VIP
Căn hộ chung cư Eurowindow đầy đủ nội thất -1.3 tỷ
1 tỷ 300 triệu- 54m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0392171***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Giỏ hàng giới hạn - Các căn biệt thự 10x22m. Giữ chổ sớm ưu tiên vị trí đẹp.
24 tỷ - 220m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0899300***
VIP
CHÍNH CHỦ BÁN GẤP GÓC 2MT NHỰA 15X30 GẦN CHỢ VIỆT KIỀU-CỦ CHI 2 TỶ SHR
1 tỷ 400 triệu- 450m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911079***
VIP
CHÍNH CHỦ CẦN BÁN 500M2 ĐẤT VƯỜN 16X32M2, ĐƯỜNG 5M - GIÁ 2.2 TỶ. SỔ HỒNG RIÊNG
2 tỷ 200 triệu- 500m2
Cần Giuộc, Long An
Hôm nay
0909306***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.