Các trung tâm thương mại (TTTM) sau khi chuyển đổi từ chợ dân sinh hầu hết hoạt động kém hiệu quả, nhiều nơi để hoang, gây lãng phí luôn làm "nóng" nghị trường tại các phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, thứ 8 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIV vừa qua, được dư luận và nhiều đại biểu quan tâm. Thực trạng vấn đề này ra sao, nguyên nhân cũng như những giải pháp của cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền là gì? Phóng viên Hànộimới đã tìm hiểu vấn đề này để thông tin đến bạn đọc.
Đến nay, Hà Nội đã có 6 công trình chợ kết hợp TTTM được xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng 4 công trình là chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam thuộc quận Hoàn Kiếm, chợ Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa và chợ Thanh Trì trên địa bàn thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì; hai công trình chuẩn bị đưa vào sử dụng là chợ 19-12 và chợ Mơ. Sau khi "lột xác" thành các TTTM khang trang, sạch đẹp, những địa điểm vàng về kinh doanh buôn bán trên địa bàn thành phố bỗng vắng như "chùa bà Đanh". Thực trạng cả ngày lác đác chỉ vài khách đến mua hàng đã khiến cho các tiểu thương "bỏ chợ chạy lấy người".
Gần 100% tiểu thương "bỏ chợ"
Một trong những đơn vị đầu tiên khu vực nội thành thực hiện chuyển đổi mô hình từ chợ thành TTTM là chợ Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Ban đầu chợ có 62 hộ kinh doanh, chủ yếu là ngành hàng hoa quả, vàng mã, trầu cau trên diện tích 1.300m2. Công ty TNHH Mỹ thuật Hà Nội là đơn vị được "chọn mặt gửi vàng", thực hiện xây dựng chợ thành TTTM với quy mô 7 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, trong đó chợ dân sinh truyền thống được bố trí tại tầng hầm thứ nhất. Công trình được khởi công năm 2007, hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2010. Đúng như quy hoạch, các hộ kinh doanh cũ được bố trí bán hàng tại tầng hầm số 1. Sau một thời gian kinh doanh vắng khách, các hộ này lần lượt bán lại chỗ cho chủ đầu tư. Hiện Công ty TNHH Mỹ thuật Hà Nội đã bố trí một siêu thị mi ni và quầy rau an toàn tại khu vực này. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, quang cảnh buôn bán tại đây khá đìu hiu. Có lẽ vì đường xuống tầng hầm không thuận tiện nên lượng khách chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhất là khi gần đó vẫn còn chợ dân sinh sầm uất, đông đúc.
Cũng nằm ở một vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm là chợ Hàng Da. Đây là chợ loại 1 có đến 636 hộ kinh doanh với đa dạng ngành hàng. Được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hàng Da xây dựng đầu năm 2009, trên nền chợ cũ có diện tích 3.000m2, chợ có quy mô 5 tầng nổi, 2 tầng hầm với tổng mức đầu tư 236 tỷ đồng, trong đó chợ truyền thống được bố trí tại tầng trệt và tầng 1. Tuy nhiên, trái với vẻ hào nhoáng bên ngoài, phía trong các ki ốt buồn hiu hắt, các tiểu thương ngồi tán gẫu, chơi bài, chơi điện tử trên điện thoại… cho dù đã vào thời điểm cuối năm, khi sức mua đã tăng. Vắng vẻ nhất là các gian hàng quần áo, giày dép. Các ki ốt cửa đóng im ỉm, trên tấm cửa sắt chỉ ghi số điện thoại của chủ hàng để khách liên hệ. Một vài tiểu thương kinh doanh ngoài mặt phố sử dụng ki ốt trong chợ làm kho chứa đồ.
"Thay da đổi thịt" một cách toàn diện nhất có lẽ phải kể đến chợ Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Khu chợ truyền thống sầm uất sau khi được xây dựng lại khang trang vào năm 2007 với 7 tầng nổi, một tầng hầm trên diện tích 520m2 nay hầu như không còn dấu tích. Mặt tiền đã bị choán hết bởi biển hiệu của một nhà hàng kinh doanh karaoke, các diện tích khác trong tòa nhà là nơi tập thể dục thẩm mỹ, thuê văn phòng… 100 hộ dân kinh doanh cũ dạt ra bán hàng ở lòng lề đường các ngõ, phố lân cận càng khiến áp lực giao thông đè nặng lên khu vực này. Mất mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông là cảnh tượng thường thấy quanh khu chợ Ô Chợ Dừa, nhất là vào những giờ cao điểm.
Trong bốn "mô hình tiên phong" chuyển đổi từ chợ thành TTTM, hiu hắt và xuống cấp nhất phải kể đến TTTM Thanh Trì. Từng được coi là "điểm nhấn" cho cảnh quan cửa ngõ phía nam Thủ đô, xây dựng trên diện tích "khủng" nhất của các TTTM cùng thời, lên đến 7.906m2, công trình 7 tầng nổi, một tầng hầm này được đưa vào sử dụng từ năm 2004, nay nhiều hạng mục đã xuống cấp. Trái ngược với cảnh đông đúc của các nhà hàng, quán ăn trên tuyến đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp xung quanh, bên trong TTTM Thanh Trì buồn hiu hắt. Theo Xí nghiệp Khai thác và phát triển TTTM Thanh Trì, thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác quản lý dịch vụ đô thị và thương mại, trong tổng số 268 hợp đồng mua ki ốt chỉ có khoảng một nửa hộ kinh doanh, mà số đó cũng không đến mở cửa thường xuyên, buổi có buổi không. Cả một dãy ki ốt dài tầng 1 kín mít những biển cho thuê, sang nhượng. Chợ rau xanh và thực phẩm tươi sống ở tầng hầm tối om, ẩm mốc và vắng vẻ, tầng 3 và tầng 4 từ lâu cho thuê làm lớp học, còn cả nghìn mét vuông các tầng khác hiện vẫn bỏ trống.
Theo thống kê mới nhất của Sở Công thương Hà Nội, hiện tại chợ Hàng Da có khoảng 200/636 hộ, chợ Cửa Nam có 62/62 hộ, chợ Ô Chợ Dừa có 100/100 hộ kinh doanh đã nghỉ hoặc sang nhượng địa điểm kinh doanh. Chỉ con số khô khan này cũng đã nói lên thực trạng ở các TTTM sau chuyển đổi "hấp dẫn" kẻ bán, người mua ra sao!
Thiếu mô hình và cơ chế hợp lý
Trước tình trạng các chợ sau khi chuyển đổi thành TTTM hoạt động kém hiệu quả, để hoang lãng phí, liên tiếp tại các tại kỳ họp thứ 7, thứ 8, HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiều đại biểu đã chất vấn vấn đề này. Tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào đầu tháng 7-2013 vừa qua, nhiều đại biểu tập trung làm rõ liệu mô hình chuyển đổi này có phù hợp không, phải điều chỉnh ra sao? Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, chủ trương cải tạo chợ dân sinh cũ thành TTTM cần phải điều chỉnh. Bởi lẽ, văn hóa chợ hoàn toàn khác TTTM, chưa kể giá cả ở TTTM đắt hơn, còn hàng hóa ở chợ tươi sống hơn, mua bán thuận tiện hơn. Nếu kết hợp chợ - TTTM thì phải bố trí chợ thuận tiện, giá thuê mặt bằng phải thấp hơn thì tiểu thương mới tồn tại được. Nhưng khi xây mới, giá thuê quầy bị đẩy lên quá cao. Đây chính là lý do vì sao tiểu thương phải bỏ chợ và cũng là vấn đề phải cân nhắc.
Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, dù lấy lý do cải tạo chợ cũ, tạo bộ mặt hiện đại cho Thủ đô thì cũng không thể bỏ hết các chợ dân sinh vì đó là nhu cầu thiết yếu của người dân. Chủ tịch Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị, cần rà soát lại toàn bộ các dự án chợ - TTTM. Với chủ đầu tư đã nhận dự án mà chây ỳ, không thực hiện, cần phải có thái độ rõ ràng, thậm chí thu hồi dự án. Không thể vì chủ trương xã hội hóa mà để người dân bị thiệt thòi. Ví như có chợ Cửa Nam mới mà người dân ở đó lại phải đi chợ xa hơn vì vào đó bất tiện mà giá lại cao hơn.
Tại kỳ họp thứ 8 vừa diễn ra vào đầu tháng 12-2013 vừa qua, nêu chất vấn về vấn đề quy hoạch, quản lý các chợ dân sinh, trung tâm thương mại, đại biểu Nguyễn Thị Thùy (Mỹ Đức) cho biết, một số chợ dân sinh được chuyển đổi thành chợ - trung tâm thương mại như chợ Hàng Da, chợ Ô Chợ Dừa… được đầu tư lớn, nhưng đến nay hoạt động không hiệu quả, vậy cần có những giải pháp gì để quản lý các chợ - trung tâm thương mại sắp đưa vào hoạt động như chợ 19-12 và chợ Mơ để không xảy ra tình trạng "vắng tanh vắng ngắt"? Đây cũng là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, nhất là hiện tại bốn công trình TTTM đưa vào hoạt động trước đó không hiệu quả.
Cũng nằm ở một vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm là chợ Hàng Da. Đây là chợ loại 1 có đến 636 hộ kinh doanh với đa dạng ngành hàng. Được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hàng Da xây dựng đầu năm 2009, trên nền chợ cũ có diện tích 3.000m2, chợ có quy mô 5 tầng nổi, 2 tầng hầm với tổng mức đầu tư 236 tỷ đồng, trong đó chợ truyền thống được bố trí tại tầng trệt và tầng 1. Tuy nhiên, trái với vẻ hào nhoáng bên ngoài, phía trong các ki ốt buồn hiu hắt, các tiểu thương ngồi tán gẫu, chơi bài, chơi điện tử trên điện thoại… cho dù đã vào thời điểm cuối năm, khi sức mua đã tăng. Vắng vẻ nhất là các gian hàng quần áo, giày dép. Các ki ốt cửa đóng im ỉm, trên tấm cửa sắt chỉ ghi số điện thoại của chủ hàng để khách liên hệ. Một vài tiểu thương kinh doanh ngoài mặt phố sử dụng ki ốt trong chợ làm kho chứa đồ.
"Thay da đổi thịt" một cách toàn diện nhất có lẽ phải kể đến chợ Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Khu chợ truyền thống sầm uất sau khi được xây dựng lại khang trang vào năm 2007 với 7 tầng nổi, một tầng hầm trên diện tích 520m2 nay hầu như không còn dấu tích. Mặt tiền đã bị choán hết bởi biển hiệu của một nhà hàng kinh doanh karaoke, các diện tích khác trong tòa nhà là nơi tập thể dục thẩm mỹ, thuê văn phòng… 100 hộ dân kinh doanh cũ dạt ra bán hàng ở lòng lề đường các ngõ, phố lân cận càng khiến áp lực giao thông đè nặng lên khu vực này. Mất mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông là cảnh tượng thường thấy quanh khu chợ Ô Chợ Dừa, nhất là vào những giờ cao điểm.
Trong bốn "mô hình tiên phong" chuyển đổi từ chợ thành TTTM, hiu hắt và xuống cấp nhất phải kể đến TTTM Thanh Trì. Từng được coi là "điểm nhấn" cho cảnh quan cửa ngõ phía nam Thủ đô, xây dựng trên diện tích "khủng" nhất của các TTTM cùng thời, lên đến 7.906m2, công trình 7 tầng nổi, một tầng hầm này được đưa vào sử dụng từ năm 2004, nay nhiều hạng mục đã xuống cấp. Trái ngược với cảnh đông đúc của các nhà hàng, quán ăn trên tuyến đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp xung quanh, bên trong TTTM Thanh Trì buồn hiu hắt. Theo Xí nghiệp Khai thác và phát triển TTTM Thanh Trì, thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác quản lý dịch vụ đô thị và thương mại, trong tổng số 268 hợp đồng mua ki ốt chỉ có khoảng một nửa hộ kinh doanh, mà số đó cũng không đến mở cửa thường xuyên, buổi có buổi không. Cả một dãy ki ốt dài tầng 1 kín mít những biển cho thuê, sang nhượng. Chợ rau xanh và thực phẩm tươi sống ở tầng hầm tối om, ẩm mốc và vắng vẻ, tầng 3 và tầng 4 từ lâu cho thuê làm lớp học, còn cả nghìn mét vuông các tầng khác hiện vẫn bỏ trống.
Theo thống kê mới nhất của Sở Công thương Hà Nội, hiện tại chợ Hàng Da có khoảng 200/636 hộ, chợ Cửa Nam có 62/62 hộ, chợ Ô Chợ Dừa có 100/100 hộ kinh doanh đã nghỉ hoặc sang nhượng địa điểm kinh doanh. Chỉ con số khô khan này cũng đã nói lên thực trạng ở các TTTM sau chuyển đổi "hấp dẫn" kẻ bán, người mua ra sao!
Thiếu mô hình và cơ chế hợp lý
Trước tình trạng các chợ sau khi chuyển đổi thành TTTM hoạt động kém hiệu quả, để hoang lãng phí, liên tiếp tại các tại kỳ họp thứ 7, thứ 8, HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiều đại biểu đã chất vấn vấn đề này. Tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào đầu tháng 7-2013 vừa qua, nhiều đại biểu tập trung làm rõ liệu mô hình chuyển đổi này có phù hợp không, phải điều chỉnh ra sao? Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, chủ trương cải tạo chợ dân sinh cũ thành TTTM cần phải điều chỉnh. Bởi lẽ, văn hóa chợ hoàn toàn khác TTTM, chưa kể giá cả ở TTTM đắt hơn, còn hàng hóa ở chợ tươi sống hơn, mua bán thuận tiện hơn. Nếu kết hợp chợ - TTTM thì phải bố trí chợ thuận tiện, giá thuê mặt bằng phải thấp hơn thì tiểu thương mới tồn tại được. Nhưng khi xây mới, giá thuê quầy bị đẩy lên quá cao. Đây chính là lý do vì sao tiểu thương phải bỏ chợ và cũng là vấn đề phải cân nhắc.
Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, dù lấy lý do cải tạo chợ cũ, tạo bộ mặt hiện đại cho Thủ đô thì cũng không thể bỏ hết các chợ dân sinh vì đó là nhu cầu thiết yếu của người dân. Chủ tịch Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị, cần rà soát lại toàn bộ các dự án chợ - TTTM. Với chủ đầu tư đã nhận dự án mà chây ỳ, không thực hiện, cần phải có thái độ rõ ràng, thậm chí thu hồi dự án. Không thể vì chủ trương xã hội hóa mà để người dân bị thiệt thòi. Ví như có chợ Cửa Nam mới mà người dân ở đó lại phải đi chợ xa hơn vì vào đó bất tiện mà giá lại cao hơn.
Tại kỳ họp thứ 8 vừa diễn ra vào đầu tháng 12-2013 vừa qua, nêu chất vấn về vấn đề quy hoạch, quản lý các chợ dân sinh, trung tâm thương mại, đại biểu Nguyễn Thị Thùy (Mỹ Đức) cho biết, một số chợ dân sinh được chuyển đổi thành chợ - trung tâm thương mại như chợ Hàng Da, chợ Ô Chợ Dừa… được đầu tư lớn, nhưng đến nay hoạt động không hiệu quả, vậy cần có những giải pháp gì để quản lý các chợ - trung tâm thương mại sắp đưa vào hoạt động như chợ 19-12 và chợ Mơ để không xảy ra tình trạng "vắng tanh vắng ngắt"? Đây cũng là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, nhất là hiện tại bốn công trình TTTM đưa vào hoạt động trước đó không hiệu quả.
Bảo Nga - Ngọc Thủy (Hà Nội mới)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Bán lô đất 69,3m2 Hoàng Diệu, gần ra mặt tiền đường số. Không quy hoạch. 4,2 tỷ
4 tỷ 200 triệu- 69.3m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP
Bán nhà 4 tầng cạnh Biển - Khu đô thị Biển Bình Sơn Ninh Thuận
6 tỷ 400 triệu- 334m2
Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Hôm nay
0567032***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà 38m2 (3,9 x 10), 5 tầng BTCT hc đủ, hẻm ô tô Tôn Đản. 6,3 tỷ
6 tỷ 300 triệu- 38.1m2
Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906782***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.