Theo Reuters, nhập khẩu thép thành phẩm từ Trung Quốc vào Ấn Độ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong 7 tháng đầu tiên của năm tài chính hiện tại (tính từ tháng 4/2024), theo dữ liệu tạm thời từ chính phủ. Điều này đã gây lo ngại cho hàng trăm nhà sản xuất thép quy mô nhỏ tại Ấn Độ.
Cụ thể, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc - quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng này đã làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của các nhà sản xuất thép Ấn Độ, vốn đã gặp khó khăn bởi lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và giá trong nước sụt giảm.
Tình hình khó khăn xảy đến với ngành thép Ấn Độ bất chấp nhu cầu mạnh mẽ nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đầu tư cơ sở hạ tầng gia tăng.
Ấn Độ nhập khẩu lượng thép kỷ lục từ Trung Quốc
Dòng thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào đã buộc các nhà máy thép nhỏ hơn ở Ấn Độ phải giảm quy mô hoạt động và xem xét cắt giảm nhân sự.
Là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu ròng trong năm tài chính vừa qua, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ngành thép suy yếu, đe dọa đến các dự án hạ tầng tương lai và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào thép.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như thép không gỉ, thép cuộn cán nóng, thép tấm mạ kẽm, tấm thép và thép tấm điện, cùng các loại khác.
Nhập khẩu thép thành phẩm tổng thể của Ấn Độ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm, đạt 5,7 triệu tấn từ tháng 4 đến tháng 10/2024. Trong đó, nhập khẩu thép từ Nhật Bản và Việt Nam tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Ba quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm 79% tổng lượng nhập khẩu thép thành phẩm vào Ấn Độ trong giai đoạn này.
Trước tình trạng này, Bộ Thép Ấn Độ đã đề xuất áp thuế phòng vệ 25% hoặc một loại thuế tạm thời kéo dài hai năm đối với các sản phẩm thép phẳng nhằm hạn chế thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Đề xuất này được nêu trong một bức thư của ông Sandeep Poundrik, quan chức cấp cao nhất của Bộ Thép, gửi cho Bộ Thương mại vào ngày 27/11.
Dữ liệu cho thấy thép cuộn cán nóng là loại thép nhập khẩu lớn nhất, trong khi các sản phẩm thanh và thanh cốt thép đứng đầu danh mục sản phẩm thép không phẳng nhập khẩu.
Ấn Độ, nhà sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới, đã trở thành nước nhập khẩu ròng thép trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024 và xu hướng này vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, nhu cầu thép tại Ấn Độ vẫn mạnh mẽ, với mức tiêu thụ thép thành phẩm đạt mức cao nhất trong bảy năm từ tháng 4 đến tháng 10.
Trong khi đó, xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ đã giảm 29,3% trong cùng kỳ, với Italy trở thành khách hàng lớn nhất. Tuy nhiên, xuất khẩu thép sang Anh lại tăng gần 15%.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.