Mới đây, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ ngăn chặn kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá hơn 14 tỷ USD.
Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump tuyên bố kiên quyết phản đối việc US Steel, vốn từng là tập đoàn hùng mạnh của nước Mỹ, bị một công ty nước ngoài như Nippon Steel thâu tóm.
Ông Trump khẳng định sẽ ngăn chặn thương vụ này, đồng thời tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp như ưu đãi thuế và thuế quan để nhanh chóng khôi phục sức mạnh cũng như vị thế cho US Steel.
Nhà máy thép US Steel
Nippon Steel đang hy vọng có thể hoàn tất thương vụ trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đang đối mặt với sự phản đối từ chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden và Công đoàn lao động ngành thép Mỹ.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) hiện đang tiến hành xem xét kế hoạch trên cũng như các vấn đề rủi ro an ninh quốc gia. Thời hạn để CFIUS đưa ra kết luận là vào tháng tới.
Hồi tháng 8/2024, CFIUS từng cảnh báo thương vụ trên có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Mỹ, gây tổn hại đến nguồn cung thép cần thiết cho các dự án quan trọng về giao thông, cơ sở hạ tầng, xây dựng và nông nghiệp.
Trước đó, tháng 12/2023, US Steel thông báo sẽ bán cho công ty thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel với giá 14,1 tỷ USD. Thương vụ này là bước lùi mới nhất trong hành trình đi xuống đã kéo dài nhiều năm của công ty này.
Được thành lập vào năm 1901, US Steel là một trong những công ty lớn đầu tiên của Mỹ và một biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ. Số lượng nhân viên của hãng thép 123 năm tuổi này đạt đỉnh vào năm 1943 với 340.000 người. Trong khi đó, sản lượng đạt đỉnh vào năm 1953, khi công ty sản xuất 35,8 triệu tấn thép.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhà sản xuất thép này dần bị các đối thủ trong nước vượt lên cả về vốn hóa và sản lượng thép. Nguyên nhân chủ yếu là công nghệ sản xuất lỗi thời và US Steel đánh giá thấp các đối thủ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Đến năm 2022, US Steel chỉ sản xuất được 11,2 triệu tấn thép và số nhân viên chỉ còn chưa đến 15.000 người.
Nippon Steel cho biết, việc mua lại US Steel sẽ giúp tập đoàn đạt công suất 66 triệu tấn thép thô toàn cầu.
Theo thỏa thuận, US Steel vẫn giữ nguyên tên và để trụ sở ở Pittsburgh (Mỹ). Dù vậy, thương vụ này vẫn làm dấy lên sự phản đối từ nhiều phía.
-
Hãng thép 122 năm tuổi của Mỹ bán cho nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản với giá hơn 14 tỷ USD
Việc mua lại US Steel sẽ giúp Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản nâng công suất lên 66 triệu tấn thép thô và mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất tại Mỹ.








-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.
-
Ngân hàng nào đang là chủ nợ hơn 6.200 tỉ đồng của Thép Pomina?
Tại thời điểm cuối năm 2024, nợ phải trả của Pomina hơn 9.640 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là 6.200 tỉ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.