Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), đơn vị liên quan đến Ủy viên HĐQT CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (Mã: BTS) vừa đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu BTS nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ ngày 20/6 đến 19/7.
Chứng khoán ACB muốn thoái vốn khỏi Xi măng Vicem Bút Sơn
Theo đó, ACBS sẽ giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tại Xi măng Vicem Bút Sơn từ hơn 6,93 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,6%) xuống còn 5,9 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của Vicem Bút Sơn.
Trên thị trường, cổ phiếu BTS của Vicem Bút Sơn tiếp tục xu hướng giảm từ vùng giá đỉnh 17.000 đồng/cp hồi tháng 3 xuống 7.300 đồng/cp (phiên giao dịch 21/6). Tạm tính với mức thị giá hiện tại, Chứng khoán ACB sẽ thu về khoảng 7,8 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu BTS.
Trước đó, ACBS từng đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu của Vicem Bút Sơn, song bất thành do không đạt được mức giá kỳ vọng.
Được biết, Vicem Bút Sơn hiện có vốn điều lệ 1.235 tỉ đồng, cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Vicem, nắm giữ 98,2 triệu cổ phiếu, tương đương 79,5% vốn điều lệ.
Về tình hình kinh doanh, Vicem Bút Sơn ghi nhận doanh thu thuần trong quý 1/2022 đạt 738 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 18 tỷ đồng, tăng 5,7 tỷ đồng tương đương mức tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, nhờ việc tăng giá bán xi măng cùng các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên lợi nhuận sau thuế quý 1 của doanh nghiệp này cải thiện tốt so với cùng kỳ năm 2021.
Trong năm 2022, Vicem Bút Sơn đặt mục lợi nhuận 83 tỷ đồng, tăng 48,6% so với năm 2021. Như vậy, sau quý 1 công ty hoàn thành được 21% về lợi nhuận sau thuế.
-
Thêm nhiều thương hiệu xi măng tiếp tục tăng giá bán lần thứ 3
Sau Vicem Hoàng Mai, Bỉm Sơn hay Xi măng The Vissai… đã có thêm nhiều thương hiệu xi măng tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng giá sản phẩm trong tháng 6 này.
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.