Sáng 7/3, phát biểu kết luận hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Các luật và nghị quyết Quốc hội vừa thông qua có tác động sâu rộng đến xã hội và chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước.
Những nội dung này không chỉ có ý nghĩa đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, 2025, mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài trong giai đoạn tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Quốc hội
Theo Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông, thông tin kịp thời đến cử tri, Nhân dân về kết quả các kỳ họp và về luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò và sự tham gia của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật, nhất là dự án Luật Đất đai.
“Hiện tượng khá mới là sự tham gia của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật, nhất là dự án Luật Đất đaiTôi theo dõi thấy mừng lắm, có những TikToker, blogger phân tích khoản 4 của Luật Đất đai, tức là định nghĩa thế nào người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam... Một buổi lên sóng như vậy thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem”, Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, cách thức tuyên truyền này thu hút rất nhiều người tham gia phân tích những điểm mới của luật với từng đối tượng.
“Tôi cho đây là một điểm rất mới, có rất nhiều luật, trong đó có Luật Đất đai. Tôi thấy vai trò mạng xã hội tham gia cái này rất nhiều”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, khối lượng công việc cần tiếp tục thực hiện là rất lớn, đặc biệt nhiều luật của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 có số lượng điều luật, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều, vừa khó, vừa đòi hỏi cao về tiến độ.
Với nhiều thử thách như vậy, việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cơ quan.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính chủ động, tích cực của đội ngũ công chức.
Cùng với đó là gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong thi hành pháp luật.
Đặc biệt là khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức.
Đồng thời chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật.
Với chính quyền địa phương, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chủ động xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề phát sinh tại địa phương trong quá trình thi hành luật, nghị quyết.
Từ đó kịp thời báo cáo, đề xuất phương án đối với những vấn đề có vướng mắc để cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, xem xét, xử lý và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định trong trường hợp cần thiết.
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
2 thay đổi lớn liên quan đến sổ đỏ từ 2025 người dân cần biết
Người dân cần lưu ý 2 thay đổi lớn này liên quan đến sổ đỏ từ ngày 1/1/2025.
-
Từ năm 2025, những trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất?
Điều 157 Luật Đất đai 2024 đã có quy định rõ về trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, có hiệu lực từ tháng 1/2025.
-
9 trường hợp bắt buộc đổi sổ đỏ, sổ hồng từ năm 2025 người dân cần phải biết
Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc cấp đổi Giấy chứng nhận sang mẫu mới. Tuy nhiên có 9 trường hợp bắt buộc phải cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng cũ)....