Việc BIDV công bố IPO với thời điểm sát kề là khá bất ngờ, dù đã lỡ hẹn kéo dài. Bối cảnh để thực hiện kế hoạch cũng là điểm được quan tâm.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BIDV.
Ngay sau khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố
quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, giới
đầu tư đón nhận những bình luận khác nhau.
Chuyên gia Fiachra Mac Cana của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đưa ra một nhận định đáng chú ý: “Thời điểm ngân hàng chọn để IPO là đáng bàn và đây là điều vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước lớn. Và việc thông báo IPO trong vòng chưa đầy 4 tuần không tạo nhiều điều kiện về mặt thời gian để các nhà đầu tư có thể phân tích sâu sắc về một ngân hàng vốn cho tới nay đã rất khiêm tốn trong việc công bố thông tin”.
Yếu tố thời điểm và “sức ép” về thời gian đó cũng là nội dung VnEconomy đề cập trong cuộc trao đổi với ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BIDV, tại cuộc họp báo chiều 1/12/2011.
Thưa ông, ở thông tin sơ bộ cho thấy năm nay kết quả kinh doanh của BIDV không được như những năm vừa qua, xét ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Vì sao vậy?
Năm nay nợ xấu của chúng tôi tăng hơn năm trước, dự kiến vào cuối năm là khoảng 2,8%.
Lợi nhuận trước thuế năm nay dự kiến giảm. Năm trước thực hiện được 4.500 tỷ đồng ( theo báo cáo thường niên 2010 là 4.626 tỷ đồng - PV). Năm nay dự kiến đạt được 4.200 tỷ đồng.
ROE năm ngoái 17,95%. Năm nay dự kiến khoảng 11% - 12%.
Nguyên nhân lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giảm thì cũng rất bình thường. Thứ nhất là chúng tôi phải gia tăng khả năng dự phòng khi nợ xấu tăng lên. Hiện nay số dư trích dự phòng của chúng tôi bằng khoảng 140% so với số nợ xấu.
Thứ hai, năm nay có đặc điểm là BIDV ba lần hạ lãi suất. Trên thực tế, lần cam kết gần nhất mức hạ thấp nhất là còn 15%/năm và cao nhất hiện nay là khoảng 17%/năm. Đây cũng chính là yếu tố làm giảm lợi nhuận. Cùng với việc nợ xấu gia tăng thì lãi treo phát sinh.
Hiện nay chúng tôi đã có đề án phê chuẩn tái cơ cấu lại hoạt động của BIDV. Trong những năm tới chúng tôi gia tăng tỷ suất lợi nhuận, dự kiến đến 2015 thì ROE sẽ đạt khoảng trên 20%.
Có một số nhận định cho rằng nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ xấu các ngân hàng Việt Nam sẽ cao hơn những con số được công bố. Với BIDV thì sao?
Hiện nay việc phân loại nợ xấu của BIDV đã được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó đã tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế rồi. Còn nhiều ngân hàng khác vẫn đang thực hiện phân loại theo Điều 6 Quyết định 493 và đó cũng là một vấn đề.
Còn năm 2012 sắp tới, BIDV dự kiến kết quả kinh doanh sẽ như thế nào?
Trước hết vẫn là khó khăn chung của nền kinh tế, mà cụ thể là cuộc khủng hoảng của nợ công tại châu Âu. Ảnh hưởng của nó vẫn phức tạp, là nhân tố khó khăn, tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, chúng tôi đang thực hiện tái cấu trúc với 8 nội dung, trong đó thực hiện các điều chỉnh kỹ thuật như tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại, tập trung vào quản trị rủi ro, chuyển đổi hệ thống sang ngân hàng bán lẻ.
Trong quá trình tái cấu trúc đó phải chấp nhận vẫn tăng trưởng nhưng không được như những năm trước. Nhưng sau khi kết thúc quá trình này vào năm 2013, từ 2014 trở đi chúng tôi sẽ có lợi nhuận tốt hơn nhiều, cả về giá trị tuyệt đối lẫn chất lượng.
Lâu nay BIDV là một ngân hàng quốc doanh, có những hoạt động an sinh xã hội mạnh, điển hình như các chương trình giảm lãi suất. Như ông nói là trong năm 2011 này đã ba lần giảm lãi suất với những mức áp dụng thấp và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy sau khi cổ phần hóa và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động đó có tiếp tục như vậy không?
An sinh xã hội là một nét đẹp của các doanh nghiệp Việt Nam. Tất cả chúng ta cùng làm. Luật về thuế cũng cho phép hạch toán một số khoản vào chi phí. Chúng tôi cũng đã làm 15 năm rồi. Sau khi cổ phần hóa thì chi phí cho an sinh xã hội chắc sẽ phải lớn hơn trước khi cổ phần hóa, vì đã là truyền thống rồi, pháp luật cho phép và khi đó tiềm lực tài chính của chúng tôi mạnh hơn.
Chúng tôi làm nhiều thì chưa hẳn quan trọng, quan trọng hơn là 1 đồng mang đến cho người dân không bị rơi rớt. Thực tế là hoạt động đó được cơ quan chức năng giám sát và đánh giá cao.
Còn chuyện giảm lãi suất như thời gian qua thì vẫn là đương nhiên. BIDV vẫn là công cụ của nhà nước, nhưng đừng giảm âm phần huy động là được rồi. Chúng tôi khẳng định cái đó là phải tiếp tục.
Sau khi công bố quyết định và lộ trình cổ phần hóa, có ý kiến từ thị trường cho rằng thời gian từ nay đến khi đấu giá (IPO) quá ngắn khiến nhà đầu tư khó có điều kiện để có thể phân tích sâu sắc về một ngân hàng vốn cho tới nay đã rất khiêm tốn trong việc công bố thông tin. Ông nói gì về ý kiến này?
Một trong những đột phá trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là đẩy nhanh công tác cổ phần hóa. Thời điểm này chúng tôi lựa chọn thực ra là đã trễ hẹn. Đáng lý là từ năm ngoái, được Chính phủ gia hạn thêm một lần. Nếu gia hạn nữa, trễ hẹn nữa nó sẽ gây ảnh hưởng, tổn thương tới thương hiệu BIDV.
Hai nữa là nếu tiếp tục kéo dài, qua thời điểm 31/12/2011 thì lại thêm những phát sinh, coi như là lại làm lại từ đầu.
Vì vậy, bản thân BIDV chúng tôi nhận thấy là đủ điều kiện, đúng quy định và đúng lộ trình để IPO trong năm nay.
Còn về vấn đề thông tin, trên thực tế hàng năm chúng tôi đều công bố kết quả kiểm toán hoạt động kinh doanh. Ngày 2/12 chúng tôi sẽ công bố bản cáo bạch. Mặt khác, qua hệ thống rộng khắp của chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển tải thông tin đến các nhà đầu tư; rồi sẽ tổ chức roashow để làm rõ hơn các thông tin vào 11 và 12/12/2011. Nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có những cơ sở cần thiết để quyết định.
Bên cạnh yếu tố thời gian thì vì sao BIDV lại IPO ở thời điểm thị trường chứng khoán và hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn kéo dài như hiện nay?
Việc quyết định IPO khi thị trường xấu hay tốt là quyền của Chính phủ. Trong thông báo số 80 ngày 6/4/2011 Chính phủ đã kết luận là BIDV phải hoàn thành cổ phần hóa ngay trong năm 2011. Chúng tôi tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ.
IPO trong bối cảnh thị trường xấu, cái này mình cũng cần phải nói một cách hết sức sòng phẳng. Mục tiêu đầu tiên không phải là nhà nước thu tiền về, mà mục tiêu chính là để nâng cao quản trị, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước qua con đường cổ phần hóa.
Còn nói thị trường xấu, nhỡ đâu năm tới nó còn xấu hơn thì sao, thì có phải chúng tôi khôn không. Cái này là thuộc về thị trường và khó nói trước.
Chuyên gia Fiachra Mac Cana của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) đưa ra một nhận định đáng chú ý: “Thời điểm ngân hàng chọn để IPO là đáng bàn và đây là điều vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước lớn. Và việc thông báo IPO trong vòng chưa đầy 4 tuần không tạo nhiều điều kiện về mặt thời gian để các nhà đầu tư có thể phân tích sâu sắc về một ngân hàng vốn cho tới nay đã rất khiêm tốn trong việc công bố thông tin”.
Yếu tố thời điểm và “sức ép” về thời gian đó cũng là nội dung VnEconomy đề cập trong cuộc trao đổi với ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BIDV, tại cuộc họp báo chiều 1/12/2011.
Thưa ông, ở thông tin sơ bộ cho thấy năm nay kết quả kinh doanh của BIDV không được như những năm vừa qua, xét ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Vì sao vậy?
Năm nay nợ xấu của chúng tôi tăng hơn năm trước, dự kiến vào cuối năm là khoảng 2,8%.
Lợi nhuận trước thuế năm nay dự kiến giảm. Năm trước thực hiện được 4.500 tỷ đồng ( theo báo cáo thường niên 2010 là 4.626 tỷ đồng - PV). Năm nay dự kiến đạt được 4.200 tỷ đồng.
ROE năm ngoái 17,95%. Năm nay dự kiến khoảng 11% - 12%.
Nguyên nhân lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giảm thì cũng rất bình thường. Thứ nhất là chúng tôi phải gia tăng khả năng dự phòng khi nợ xấu tăng lên. Hiện nay số dư trích dự phòng của chúng tôi bằng khoảng 140% so với số nợ xấu.
Thứ hai, năm nay có đặc điểm là BIDV ba lần hạ lãi suất. Trên thực tế, lần cam kết gần nhất mức hạ thấp nhất là còn 15%/năm và cao nhất hiện nay là khoảng 17%/năm. Đây cũng chính là yếu tố làm giảm lợi nhuận. Cùng với việc nợ xấu gia tăng thì lãi treo phát sinh.
Hiện nay chúng tôi đã có đề án phê chuẩn tái cơ cấu lại hoạt động của BIDV. Trong những năm tới chúng tôi gia tăng tỷ suất lợi nhuận, dự kiến đến 2015 thì ROE sẽ đạt khoảng trên 20%.
Có một số nhận định cho rằng nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ xấu các ngân hàng Việt Nam sẽ cao hơn những con số được công bố. Với BIDV thì sao?
Hiện nay việc phân loại nợ xấu của BIDV đã được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó đã tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế rồi. Còn nhiều ngân hàng khác vẫn đang thực hiện phân loại theo Điều 6 Quyết định 493 và đó cũng là một vấn đề.
Còn năm 2012 sắp tới, BIDV dự kiến kết quả kinh doanh sẽ như thế nào?
Trước hết vẫn là khó khăn chung của nền kinh tế, mà cụ thể là cuộc khủng hoảng của nợ công tại châu Âu. Ảnh hưởng của nó vẫn phức tạp, là nhân tố khó khăn, tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, chúng tôi đang thực hiện tái cấu trúc với 8 nội dung, trong đó thực hiện các điều chỉnh kỹ thuật như tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại, tập trung vào quản trị rủi ro, chuyển đổi hệ thống sang ngân hàng bán lẻ.
Trong quá trình tái cấu trúc đó phải chấp nhận vẫn tăng trưởng nhưng không được như những năm trước. Nhưng sau khi kết thúc quá trình này vào năm 2013, từ 2014 trở đi chúng tôi sẽ có lợi nhuận tốt hơn nhiều, cả về giá trị tuyệt đối lẫn chất lượng.
Lâu nay BIDV là một ngân hàng quốc doanh, có những hoạt động an sinh xã hội mạnh, điển hình như các chương trình giảm lãi suất. Như ông nói là trong năm 2011 này đã ba lần giảm lãi suất với những mức áp dụng thấp và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy sau khi cổ phần hóa và chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động đó có tiếp tục như vậy không?
An sinh xã hội là một nét đẹp của các doanh nghiệp Việt Nam. Tất cả chúng ta cùng làm. Luật về thuế cũng cho phép hạch toán một số khoản vào chi phí. Chúng tôi cũng đã làm 15 năm rồi. Sau khi cổ phần hóa thì chi phí cho an sinh xã hội chắc sẽ phải lớn hơn trước khi cổ phần hóa, vì đã là truyền thống rồi, pháp luật cho phép và khi đó tiềm lực tài chính của chúng tôi mạnh hơn.
Chúng tôi làm nhiều thì chưa hẳn quan trọng, quan trọng hơn là 1 đồng mang đến cho người dân không bị rơi rớt. Thực tế là hoạt động đó được cơ quan chức năng giám sát và đánh giá cao.
Còn chuyện giảm lãi suất như thời gian qua thì vẫn là đương nhiên. BIDV vẫn là công cụ của nhà nước, nhưng đừng giảm âm phần huy động là được rồi. Chúng tôi khẳng định cái đó là phải tiếp tục.
Sau khi công bố quyết định và lộ trình cổ phần hóa, có ý kiến từ thị trường cho rằng thời gian từ nay đến khi đấu giá (IPO) quá ngắn khiến nhà đầu tư khó có điều kiện để có thể phân tích sâu sắc về một ngân hàng vốn cho tới nay đã rất khiêm tốn trong việc công bố thông tin. Ông nói gì về ý kiến này?
Một trong những đột phá trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là đẩy nhanh công tác cổ phần hóa. Thời điểm này chúng tôi lựa chọn thực ra là đã trễ hẹn. Đáng lý là từ năm ngoái, được Chính phủ gia hạn thêm một lần. Nếu gia hạn nữa, trễ hẹn nữa nó sẽ gây ảnh hưởng, tổn thương tới thương hiệu BIDV.
Hai nữa là nếu tiếp tục kéo dài, qua thời điểm 31/12/2011 thì lại thêm những phát sinh, coi như là lại làm lại từ đầu.
Vì vậy, bản thân BIDV chúng tôi nhận thấy là đủ điều kiện, đúng quy định và đúng lộ trình để IPO trong năm nay.
Còn về vấn đề thông tin, trên thực tế hàng năm chúng tôi đều công bố kết quả kiểm toán hoạt động kinh doanh. Ngày 2/12 chúng tôi sẽ công bố bản cáo bạch. Mặt khác, qua hệ thống rộng khắp của chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển tải thông tin đến các nhà đầu tư; rồi sẽ tổ chức roashow để làm rõ hơn các thông tin vào 11 và 12/12/2011. Nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có những cơ sở cần thiết để quyết định.
Bên cạnh yếu tố thời gian thì vì sao BIDV lại IPO ở thời điểm thị trường chứng khoán và hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn kéo dài như hiện nay?
Việc quyết định IPO khi thị trường xấu hay tốt là quyền của Chính phủ. Trong thông báo số 80 ngày 6/4/2011 Chính phủ đã kết luận là BIDV phải hoàn thành cổ phần hóa ngay trong năm 2011. Chúng tôi tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ.
IPO trong bối cảnh thị trường xấu, cái này mình cũng cần phải nói một cách hết sức sòng phẳng. Mục tiêu đầu tiên không phải là nhà nước thu tiền về, mà mục tiêu chính là để nâng cao quản trị, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước qua con đường cổ phần hóa.
Còn nói thị trường xấu, nhỡ đâu năm tới nó còn xấu hơn thì sao, thì có phải chúng tôi khôn không. Cái này là thuộc về thị trường và khó nói trước.
Theo Minh Đức (VnEconomy)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Căn hộ 72m2 gồm 2PN + 2WC sổ sẵn view sân golf tặng full NT Cao Cấp giá 2,8 tỷ
Thương lượng- 72m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Cần bán gấp căn hộ cao cấp 2PN 70m2 cách q1 và sân bay 14km giá cực sốc 2,99 tỷ
Thương lượng- 0m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Chủ gửi bán gấp 185m2 full thổ gần thị trấn Đức Hòa giá chỉ 9 triệu / m2
9 triệu - 185m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0896333***
VIP
bán gấp 7x80 đinh công tráng, tân tiến, thị xã lagi, bình thuận. giá cắt lỗ 1,1
1 tỷ 100 triệu- 602m2
La Gi, Bình Thuận
Hôm nay
0988609***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.