Tại điểm giao dịch MaritimeBank trên phố Đê La Thành
(Hà Nội), người đi đường dễ dàng nhận ra tấm bảng “cầm cố vàng lãi suất
thấp, 1.500 đồng một ngày”, tính theo tháng khoảng 4,5%. Theo giải thích
của nhân viên MaritimeBank, đây là một dịch vụ hợp tác với đối tác là
công ty cổ phần MeCash để cho những người có nhu cầu vay vốn được tiếp
cận nguồn vốn lãi suất thấp.
Còn nhân viên công ty MeCash bổ sung, kỳ hạn cho vay
tối đa đối với khách hàng chỉ khoảng 1-3 tháng, số tiền cho vay là 85%
giá trị tài sản cầm cố. Khách có vàng mang đến cầm cố sẽ phải chịu lãi
suất 1.500 đồng cho số tiền vay một triệu một ngày. "Chúng tôi hướng đến
những khách cần tiền nhưng chưa muốn bán vàng, hoặc có vàng kỷ vật cần
phải lưu giữ nhưng lại khó khăn về tài chính trong thời điểm hiện tại",
nhân viên này cho biết.
|
Tại Hà Nội đang xuất hiện dịch vụ cầm cố vàng. Ảnh:
Công Tâm. |
Hoạt động cho vay này đã diễn ra khoảng hơn một tháng. Theo lý giải của nhân viên giao dịch của MeCash, với mức chênh lệch giữa giá mua và bán như hiện nay, người dân cần tiền mà mang vàng đi bán sẽ rất thiệt thòi. "Lãi suất 1.500 đồng một triệu mỗi ngày chúng em áp dụng, so với các cửa hàng cầm cố khác, chắc chắn thấp hơn", chị nói.
Trước đây, khi chưa có văn bản của Ngân hàng Nhà nước
yêu cầu chấm dứt cho vay bằng vàng, nhiều đơn vị cũng áp dụng hình thức
cho vay cầm cố bằng vàng. Lãi suất cho vay cầm cố bằng vàng phổ biến
khoảng 22-23% một năm, tương đương với khoảng 1,9% mỗi tháng. Tuy nhiên,
ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng cho vay vàng từ 1/5, rất
ít đơn vị tiếp tục loại hình này.
Trong khi đó, trưa 7/10, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu kiểm soát hoạt động cho vay cầm cố, thế chấp bằng vàng. Theo đó, trước ngày 12/10, các tổ chức tín dụng phải báo cáo về hoạt động này từ đầu năm đến 7/10 về doanh số, dư nợ cho vay, lượng khách hàng,