Các tiểu thương khẳng định lại là họ đã mua sạp chợ VT theo Thông báo số 630/TBUB của UBND quận Bình Thạnh (BT) theo phương thức bán sạp... và không hề ký kết hợp đồng thuê sạp với bất cứ ngành chức năng nào nên họ có quyền sở hữu vĩnh viễn các sạp hàng.
Tiểu thương thấp thỏm
Các tiểu thương kể lúc đó họ đã đầu tư vào chợ VT với giá trị rất cao, giá gốc từ 3 lượng đến 18 lượng vàng/sạp. Một tiểu thương tên Hằng sạp 147 kể lúc đó chị phải bán 230 m2 đất tại phường Thảo Điền quận 2 (đất mượn) với giá 7 lượng vàng để mua một sạp vải tại chợ VT hết 6 lượng vàng. Bây giờ miếng đất nêu trên có giá 2 tỷ, còn sạp vải của chị được đền bù 105 triệu đồng!... Lúc đó có đến 1.500 đơn đăng ký mua sạp nhưng chợ VT chỉ có hơn 500 sạp nên phải bốc thăm trúng chữ “có” thì được mua, bốc trúng chữ “không” thì không được mua. Do vậy mà nhièu tiểu thương phải mua phiếu trúng chữ “có” từ 2 đến 10 lượng vàng/phiếu, có tiểu thương mua lại sạp với giá gấp 4 lần giá gốc.
Sau khi ông Trần Minh Thơ - Trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) quận Bình Thạnh khẳng
Ông Đặng Văn Khoa - Đại biểu HĐND TP HCM : DA SSG Văn Thánh dùng dằng vướng mắc đã quá lâu, làm khổ cho cả ba phía là nhà đầu tư, người dân và chính quyền. Nguyên nhân chủ yếu của vướng mắc nói trên là do ngành chức năng đã giải quyết sai ngay từ đầu. Lẽ ra là phải đạt được thỏa thuận giá đền bù, phương án tái định cư và bảo đảm GPMB hoàn thành thì mới bán đất, hoặc bàn giao cho nhà đầu tư. Đằng này trong khi việc đền bù, GPMB chưa thỏa thuận được thì đã cho đấu giá, phê duyệt giá trúng thầu, thu tiền hỗ trợ và GPMB của nhà đầu tư gần 2 năm mà vẫn chưa giao mặt bằng. Nay vấn đề trở nên phức tạp, sinh ra khiếu nại và rất có thể khiếu kiện. Người dân có quyền kiện ra tòa nếu không đồng ý di dời. Việc cần làm hiện nay là xác định chính xác tính pháp lý về quyền sở hữu sạp hàng của tiểu thương trên cơ sở hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho dân. |
Nhà đầu tư sốt ruột
Trao đổi với DĐDN, Ông Đặng Chính Nghĩa - GĐ dự án (DA) SSG Văn Thánh cho biết Cty đang trông mong từng ngày được khởi công công trình SSG VT (SSG Tower). Trả lời câu hỏi có phải một trong những nguyên nhân chậm trễ là do nhà đầu tư khó khăn tài chính hoặc lý do khác, ông Nghĩa khẳng định. nguyên nhân duy nhất gây chậm trễ DA SSG Tower là do Cty chưa được giao mặt bằng. Cty đã hoàn thành tất cả các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với DA như: Sau khi được TP phê duyệt tổng mức đầu tư 903 tỷ đồng, cuối năm 2008 Cty đã chuyển xong 215 tỷ đồng hỗ trợ ngân sách cho TP, đã chuyển khoảng 100 tỷ đồng đền bù giải tỏa chợ VT cho quận Bình Thạnh. Dù yêu cầu của quận BT là Cty xây Chợ VT mới có khuôn viên chỉ 1.000 m2, nhưng Cty đã mua 1.240 m2 để xây ngôi chợ này, việc xây dựng tiến hành ráo riết và làm cả ban đêm nên hiện đã hoàn tất. Hiện Cty đã thực hiện xong thiết kế tòa nhà SSG Văn Thánh cao 33 tầng, trong đó 85% diện tích dùng cho văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại cao cấp, và đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn để xây dựng công trình.
Ông Nghĩa cũng nhắc lại là trước đây UBND TP hứa sẽ bàn giao mặt bằng chợ VT cho Cty vào tháng 6/2009 nhưng nay đã hơn 1 năm mà chưa thấy bàn giao mặt bằng. Trách nhiệm về thỏa thuận với tiểu thương giá đền bù GPMB, vận động di dời... là của quận BT. Ông Nghĩa cho biết, thời điểm cuối năm 2008 đến nay, lãi suất trung bình ngân hàng khoảng 15%/năm thì sau 2 năm qua, hơn 315 tỷ đồng của Cty (đã chuyển cho TP và cho đền bù) nếu gửi ngân hàng cũng đã thu lãi hơn 95 tỷ đồng. Do vậy, nếu DA chậm trễ ngày nào thì Cty sẽ thiệt hại ngày đó.
Thiết nghĩ, nguyên nhân chính gây kéo dài, treo quy hoạch DA SSG Văn Thánh là do ngành chức năng chưa làm tốt vấn đề đền bù GPMB. Ban bồi thường GPMB quận Bình Thạnh nên hiệp thương trao đổi với dân một cách đúng nghĩa, hợp tình hợp lý để tạo sự đồng thuận, giúp DA SSG Văn Thánh khởi công.