CafeLand - Với 86,35% đại biểu tán thành, Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã chính thức được Quốc hội thông qua sáng nay (21/6).

Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Đây được cho là một Nghị quyết mang tính đặc thù, nhằm giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường thời gian qua.

Theo đó, Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của TCTD.

Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, Nghị quyết quy định phải bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đơn vị mua bán nợ liên quan và người gửi tiền. Không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.

Đối với việc mua, bán nợ xấu thì tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của TCTD, trừ TCTD liên doanh và TCTD 100% vốn nước ngoài; được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với khái niệm nợ xấu, Nghị quyết xác định rõ: Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này là khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.

Nghị quyết mang tính đặc thù, nhằm giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường thời gian qua

Về áp dụng pháp luật, việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được áp dụng theo quy định của Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết, báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu hằng năm; báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu các TCTD được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Về xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản (Điều 10), trong phần thảo luận, có ý kiến đề nghị quy định rõ về điều kiện "Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại khoản 1 Điều 10.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo quy định của Điều 148 Luật Nhà ở năm 2015 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp chỉ cần có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, mà không yêu cầu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, để phù hợp với Luật Nhà ở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin chỉnh sửa lại thành hai điều kiện như sau: “Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật” tại điểm a khoản 1 Điều 10 và "Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” tại điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị quyết.

  • Quốc hội thông qua việc tách dự án sân bay Long Thành

    Quốc hội thông qua việc tách dự án sân bay Long Thành

    CafeLand - Chiều nay (19/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tỷ lệ 82,08% đại biểu tán thành.

  • Cao tốc Bắc - Nam: Khó nhất là khâu thu hút vốn

    Cao tốc Bắc - Nam: Khó nhất là khâu thu hút vốn

    Dự án cao tốc Bắc - Nam đang gấp rút được chuẩn bị để kịp thảo luận tại kỳ họp Quốc hội. Trong đó, nút thắt khó khăn nhất vẫn xoay quanh câu chuyện làm cách nào thu hút được vốn để đầu tư?

  • Chiều nay, Quốc hội thảo luận về dự án sân bay Long Thành

    Chiều nay, Quốc hội thảo luận về dự án sân bay Long Thành

    CafeLand – Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra chiều nay (ngày 8/6).

  • Quyết xử lý 'cục máu đông' nợ xấu

    Quyết xử lý 'cục máu đông' nợ xấu

    Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vừa mở rộng đường xử lý dứt điểm khoảng 500.000 tỉ đồng nợ xấu tồn đọng, giúp khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế.

  • Cử tri đề nghị thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

    Cử tri đề nghị thu hồi sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

    Đại tá Phan Tương, nguyên giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng vị trí khu đất hơn 20 ha Bộ Quốc phòng bàn giao làm sân đỗ máy bay không phù hợp và chỉ có thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất để làm sân đỗ, nhà ga mới giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông.

M.Tâm
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.