Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện năm 2025 áp dụng cho các dự án điện gió ngoài khơi, làm căn cứ để ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các nhà đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo quyết định này, giá tối đa đối với điện gió ngoài khơi được xác định theo từng khu vực. Cụ thể:
- Khu vực Bắc Bộ có mức giá cao nhất là 3.975,1 đồng mỗi kWh.
- Tại Nam Trung Bộ, mức giá trần là 3.078,9 đồng mỗi kWh.
- Khu vực Nam Bộ được áp dụng mức giá tối đa 3.868,5 đồng mỗi kWh.
Phê duyệt khung giá điện gió ngoài khơi năm 2025
Khung giá này được tính toán dựa trên suất đầu tư trung bình để phát triển điện gió ngoài khơi, với mức chi phí ước tính khoảng 93,565 triệu đồng cho mỗi kW, tương đương khoảng 93 tỷ đồng cho mỗi MW (theo tỷ giá 25.450 đồng đổi 1 USD).
Tuy nhiên, hệ số công suất - tức tỷ lệ khai thác hiệu quả của tua-bin điện gió lại khác nhau giữa các vùng. Khu vực Bắc Bộ có hệ số công suất 38,4%, Nam Trung Bộ là 49,6% và Nam Bộ là 39,5%.
Căn cứ vào khung giá phát điện vừa được phê duyệt, EVN sẽ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật về phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện.
Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển 6.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, tăng lên 17.500MW vào năm 2035 và đạt từ 113.000-139.000MW vào năm 2050. Đây được xem là một phần quan trọng trong chiến lược chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững và giảm phát thải carbon của quốc gia.
Để triển khai thành công Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Việt Nam cần huy động khoảng 136 tỷ USD đầu tư phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải tương đương trong giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, đầu tư cho nguồn điện khoảng 118,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.
Định hướng giai đoạn 2031 - 2035, ước nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 130 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 114,1 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 15,9 tỷ USD.
Định hướng giai đoạn 2036 - 2050, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 569,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 541,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 27,9 tỷ USD.
-
Một huyện của Bình Định được duyệt đầu tư dự án điện gió hơn 5.700 tỷ đồng
Dự án nhà máy điện gió này có công suất thiết kế 143MW, được thực hiện trên diện tích khoảng 49ha tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
-
5 dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư nằm ở đâu, quy mô ra sao?
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện gió đặt tại thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, với tổng mức đầu tư hơn 13.800 tỷ đồng.
-
Tại Việt Nam, Tập đoàn Pacifico Energy (PE) đã phát triển một dự án điện mặt trời công suất 40MW tại Bình Thuận hoàn thành vào năm 2019 và một dự án điện gió công suất 30MW tại Bến Tre, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.
-
Một huyện của Bình Định được Tập đoàn Đức ngỏ ý đầu tư dự án điện gió 4.600 tỷ đồng
Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn, Tập đoàn WPD (CHLB Đức) đã đề xuất đầu tư dự án nhà máy điện gió công suất 143 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 4.600 tỷ đồng tại xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh.








-
Phó Thủ tướng lưu ý một số việc quan trọng về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo đúng thẩm quyền và quy định, làm cơ sở để triển khai dự án di dân, tái định cư cho dự án nhà máy điện hạt nhân....
-
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhận chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trước mắt phân bổ 3.236 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho tỉnh Ninh Thuận thực hiện dự án di dân, tái định cư, hoàn thành trước ngày 30/6....
-
Một huyện của Bình Định được duyệt đầu tư dự án điện gió hơn 5.700 tỷ đồng
Dự án nhà máy điện gió này có công suất thiết kế 143MW, được thực hiện trên diện tích khoảng 49ha tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.