Cao tốc Bến Lức - Long Thành tạm dừng thi công sau khi đã đạt 80% tiến độ
Trong Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ thống nhất chủ trương Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có trách nhiệm tự cân đối, bố trí số vốn đối ứng còn lại để tiếp tục triển khai, sớm hoàn thành Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (Dự án) như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chính phủ yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và VEC chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo, đề xuất (trong đó có số liệu về số vốn đối ứng đã bố trí, giải ngân và số vốn đối ứng cần tiếp tục bố trí để hoàn thành Dự án).
Quá trình cân đối, bố trí vốn của VEC phải bảo đảm, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, không để phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp; chịu trách nhiệm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ với Chính phủ và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km khởi công từ năm 2014. Tổng mức đầu tư của dự án là 31.320 tỉ đồng từ nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản (11.975 tỉ đồng), Ngân hàng Phát triển châu Á (13.654 tỉ đồng) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (5.689 tỉ đồng). Dự án gặp vướng mắc liên quan đến việc bố trí vốn đối ứng dẫn đến tạm ngưng thi công từ năm 2019. Chờ đợi trong thời gian dài, một số nhà thầu đã đề nghị chấm dứt hợp đồng. |
Đề xuất hướng xử lý, VEC kiến nghị cấp thẩm quyền cho sử dụng số tiền 758 tỉ đồng từ nguồn thu phí các dự án đường cao tốc do VEC quản lý đang tạm thời nhàn rỗi khi VEC chưa đến kỳ trả nợ vay làm đường cao tốc cho Nhà nước, để làm vốn đối ứng cho dự án.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong chuyến thị sát dự án giữa tháng 3 vừa qua, VEC cho biết hiện đang có 5.116 tỷ đồng từ nguồn thu phí nhàn rỗi hiện đang dự trữ trong ngân hàng. Tuy nhiên đơn vị cho biết khó sử dụng để bố trí cho dự án vì chưa được sự đồng tình của Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có phản hồi, “bật đèn xanh” cho VEC sử dụng nguồn tiền này để bố trí vốn cho dự án.
"VEC có tiền thu phí từ các cao tốc khác và nguồn này đang gửi ngân hàng mà dự án lại không có tiền để thi công. Đây là điều bất hợp lý, vì tiền nào chẳng là tiền nhà nước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh gỡ vướng về ngồn vốn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đưa ra phương hướng tháo gỡ các khó khăn về thủ tục pháp lý. Yêu cầu các bộ ngành liên quan vào cuộc, quyết liệt xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn động trong tháng 4 để tái thi công dự án trong tháng 5.
Phía VEC cam kết nếu được gỡ vướng kịp thời sẽ đẩy mạnh thi công và hoàn thành dự án vào tháng 6/2025.
-
Phó Thủ tướng chỉ ra điểm “bất hợp lý” khi thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành
Trực tiếp kiểm tra dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, Phó Thủ tướng cho rằng hiện dự án này không gặp khó khăn về vốn; còn lại khó khăn về thủ tục pháp lý, yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết dứt điểm trong tháng 4 để tái khởi công dự án vào tháng 5/2023.
-
TP.HCM sắp mở hai tuyến đường hàng chục nghìn tỷ nối các tỉnh miền Tây
TP.HCM chuẩn bị triển khai hai tuyến đường chiến lược đường ven biển phía Nam và Quốc lộ 50B với kỳ vọng tạo bước đột phá trong việc kết nối khu vực miền Tây với trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế...
-
Thủ tướng đề xuất, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã đồng tình, TP.HCM sẽ có tuyến metro nối trung tâm với Cần Giờ – nơi đang có loạt dự án tỷ đô chờ sẵn?
TP.HCM lên kế hoạch xây dựng tuyến metro dài gần 49km nối từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ. Đây là huyện đảo duy nhất của TP.HCM, nơi đây đang có các dự án “khủng” như siêu đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế đang chờ triển khai có vốn...
-
Lập và vận hành Trung tâm Tài chính TP.HCM, Đà Nẵng trong 2025
Chính phủ nêu mục tiêu thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng trong năm 2025.