Ảnh minh hoạ
Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình. Tổng diện tích là 9.518.414 ha.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ phạm vi lập quy hoạch và những vấn đề của cả nước, quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng lớn đến vùng; những nội dung liên vùng như kết nối của vùng trung du và miền núi phía Bắc với các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và với cả nước; các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng của vùng kết nối với các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng của cả nước được xác định trong quy hoạch tổng thể quốc gia.
Phó Thủ tướng yêu cầu, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc phải mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên lãnh thổ toàn vùng, bảo đảm tính liên kết nội vùng và ngoại vùng.
Bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; tăng cường khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, thiên nhiên.
Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các tiểu vùng, địa phương trong vùng;…
Bên cạnh đó, lập quy hoạch phải đảm bảo thể hiện tính đặc thù của vùng trung du và miền núi phía Bắc, lợi thế so sánh của vùng đối với các vùng khác trong cả nước. Bảo đảm phát huy nội lực của vùng, đồng thời thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ quốc tế.
-
Chính phủ duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 492 ngày 19.4.2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...