Mới đây, Bộ Xây dựng có Công điện số 15/CĐ-BXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các chủ đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua tại một số dự án vẫn còn tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo chất lượng thi công, an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Điển hình là một số sự cố công trình như: Rơi dầm cầu Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng; trôi cầu treo Sơn Lăng tỉnh Bình Phước; sập cầu dây văng Bình Phong Thạnh tỉnh Long An; sự cố cầu Cái Đôi Vàm tỉnh Cà Mau, thi công thảm mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong điều kiện thời tiết bất lợi... Đặc biệt là sự cố sụt lún đường đầu cầu Hòa Bình tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh mới đây.
Bộ Xây dựng yêu cầu khẩn trương xác định nguyên nhân sụt lún đường đầu cầu Hòa Bình, tỉnh Tây Ninh
Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân chủ yếu do một số chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Để tăng cường công tác bảo đảm chất lượng trong thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Xây dựng, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ thải theo đúng quy định, nhất là các khu vực nền đất yếu, khu vực có điều kiện địa chất phức tạp.
Có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt, khi khảo sát điều tra các mỏ vật liệu, bãi đổ thải phải khảo sát kỹ lưỡng về vị trí, trữ lượng, chất lượng, khả năng cung ứng, đường vận chuyển, thủ tục khai thác, trữ lượng của các bãi đổ thải, đáp ứng yêu cầu của dự án.
Bộ Xây dựng nghiêm cấm việc thông đồng, móc ngoặc để hợp thức hóa hồ sơ thủ tục, làm sai lệch hồ sơ, kết quả công việc, tăng khống khối lượng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chèn ép, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các đơn vị để thu lợi cá nhân; áp đặt chỉ định mỏ vật liệu, chỉ định nguồn gốc, xuất xứ, gửi nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp hàng hóa, vật tư, vật liệu cho dự án.
Đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu, vật tư, thiết bị.
Đối với sự cố sụt lún đường đầu cầu Hòa Bình ở Tây Ninh, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Sở Xây dựng Tây Ninh, các đơn vị liên quan tiến hành ngay việc phân luồng, đảm bảo việc đi lại, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Khẩn trương thực hiện các thủ tục để xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời, bảo đảm chất lượng công trình, báo cáo kết quả về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Đối với các cơ quan tham mưu, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần siết chặt kỷ cương, quản lý chặt chẽ và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng. Tăng cường kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các chủ thể từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc dự án.
Ngày 11/5 vừa qua, đường đầu cầu Hòa Bình xảy ra sụt lún, khu vực sụt lún dài 35m và rộng 3m, khiến ô tô và hai xe máy hư hỏng nặng.
Theo tìm hiểu, cầu Hòa Bình bắc qua kênh Sóc Hòa Hội, nối xã Hòa Thạnh và Hòa Hội, thiết kế dài 450m, rộng 12m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực. Công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành làm chủ đầu tư, tổng kinh phí hơn 37 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh và huyện.
-
Tây Ninh: Phương án di chuyển sau khi đường dẫn cầu Hòa Bình sụt lún
Nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã đưa ra phương án phân luồng giao thông cho người dân.
-
Tiềm năng phát triển khi Long An sáp nhập với Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh sau khi thành lập có diện tích tự nhiên 8.536,44 km2, quy mô dân số 3.254.170 người; có trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án quan trọng trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông và Đồng Nai.
-
Lịch sử tỉnh Long An và Tây Ninh và những yếu tố tiềm năng cho sự phát triển năng động khi sáp nhập
Tỉnh Long An và Tây Ninh đều nằm ở khu vực phía Nam của Việt Nam, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam Bộ.







-
Tây Ninh: Phương án di chuyển sau khi đường dẫn cầu Hòa Bình sụt lún
Nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã đưa ra phương án phân luồng giao thông cho người dân.
-
Chỉ đạo mới của Phó Thủ tướng về cung ứng vật liệu cho các dự án trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án quan trọng trọng điểm tại Tây Ninh, Bình Phước,...
-
Khởi công khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng tại Tây Ninh
Sáng 25/4, UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị AHA Việt Nam đã khởi công dự án khu đô thị mới The Heritage tại phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh.