Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Ngọc Anh, tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm cho biết, giai đoạn 1 của Dự án gồm tòa nhà Bảo tàng đã hoàn thành năm 2010 để kịp chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tuy nhiên, giai đoạn 2 của Dự án phần nội dung trưng bày hiện vật, khái toán khoảng 800 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến nay, sau 8 năm vẫn chưa hoàn thành.
Đại biểu này Đề nghị Sở Văn hoá và Thể thao cho biết nguyên nhân của việc chậm tiến độ này và khi nào thì Dự án mới hoàn thành tổng thể, đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu tham quan.
Giải trình về nội dung này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng cho biết, dự án Bảo tàng Hà Nội là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong hệ thống bảo tàng Việt Nam với tổng số kinh phí trên 2.300 tỉ đồng. Năm 2010, dự án đã được khánh thành phần xây dựng và bắt đầu thực hiện dự án thiết kế.
Nói về nguyên nhân chậm tiến độ, ông Hồng cho biết, UBND TP. Hà Nội đã thành lập hội đồng tư vấn khoa học để xây dựng dự án thiết kế. Năm 2009, Thành phố đã phê duyệt đề cương trưng bày thiết kế bảo tàng. Tuy nhiên, thời điểm đó, toàn bộ hệ thống hiện vật chưa được kiểm kê, cho tới năm 2020, UBND Thành phố phê duyệt lại đề cương thiết kế bảo tàng.
Ngoài ra, trong những năm vừa qua, chủ đầu tư cũng thay đổi từ Sở Xây dựng, Sở Văn hóa Thể thao, tới nay là Bảo tàng Hà Nội...
Theo ông Hồng, khi tiếp cận với công việc này, đơn vị này đã rà soát lại Dự án với số lượng công việc rất lớn, liên quan tới nhiều ngành nhiều cấp.
Ngoài hiện vật của Hà Nội đã sưu tầm thì trang thiết bị và công nghệ để thể hiện các hiện vật này cũng rất quan trọng cần sự tư vấn của các chuyên gia của Nhật, Pháp. Thời điểm dịch COVID-19, Sở Văn hóa Thể thao đã cố gắng trang đổi với các chuyên gia, đến nay cơ bản được 65% thiết kế thi công. Riêng thiết kế kỹ thuật đã làm xong gửi Sở Xây dựng vào ngày 31.3. Sau khi thanh tra xong sẽ báo cáo UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án này.
Nguyên nhân chủ quan thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư là Bảo tàng Hà Nội và Sở Văn hóa Thể thao. Dự án này rất khó trải qua nhiều công đoạn, Sở đã báo cáo UBND Thành phố thành lập tổ công tác liên ngành để hỗ trợ cho Ban Quản lý Dự án bảo tàng với sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư...
Dự kiến trong tháng 5, Sở Xây dựng sẽ thẩm định phần thiết kế kỹ thuật, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt lại các nội dung có liên quan. Cuối tháng 8 sẽ trình hoàn thiện xây dựng thiết kế thi công, cuối tháng 9 thực hiện dự án thiết kế...
Ông Hồng cho biết quyết tâm tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này. Nếu được sẽ hoàn thiện phần trưng bày vào năm 2023 để chạy thử, nghiệm thu.
-
Khởi công bảo tồn, sửa chữa Biệt thự Pháp cổ gần 1.000m2 tại “đất vàng” Hà Nội
Sáng 27.4, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ khởi công Dự án "Bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp nhà Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài".
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....