Ảnh minh họa
Quan trắc công trình: không được làm qua quít
Thời
gian qua, nhiều công trình xây dựng đã gây được “tiếng vang” bởi việc
bị lún, nứt, trượt ngang, thâm chí đổ sập. Nhiều nhà thầu, chủ đầu tư
cho rằng những thứ nằm dưới đất hay phải kiểm tra bằng phương tiện kỹ
thuật thì “người ngoài” không dễ nhìn thấy được. Trong nhiều trường hợp,
việc này chỉ bị phát hiện khi “lún nhà” ra việc “thiếu trách nhiệm”.
Thậm
chí, gần đây, giới đầu tư bất động sản ở Hà Nội còn rỉ tai nhau tháo
chạy khỏi một dự án chung cư cao cấp vốn trước đó rất được săn đón, là
vì khu nhà đang xây đột nhiên bị trượt ngang, tưởng nghiêng và có độ uốn
“không khó quan sát bằng mắt thường”. May thay, tình trạng này xuất
hiện sớm và chủ đầu tư đã nhanh chóng khắc phục, nhưng cũng không tránh
khỏi được sự e ngại của người mua đối với chất lượng công trình này.
Trong
dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 114/2010/NĐ-CP
ngày 6/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng đang được Bộ
Xây dựng đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ này đã yêu cầu hầu hết các công
trình xây dựng (công trình nhà ở, công trình công cộng)
phải thực hiện quan trắc, không chỉ trong quá trình khảo sát thi công,
mà còn phải quan trắc để bảo trì trong quá trình khai thác, sử dụng. Yêu
cầu và nội dung quan trắc công trình phải được nêu cụ thể trong quy
trình bảo trì công trình.
Cụ
thể, công trình phải có thiết kế quan trắc ngay từ khi lập, phê duyệt
thiết kế kỹ thuật. Các số liệu quan trắc được thực hiện phải có đủ cơ sở
để theo dõi và đánh giá sự an toàn của các bộ phận kết cấu chịu lực
chính của công trình. Đơn vị bảo trì phải đánh giá các số liệu quan trắc
và so sánh với các thông số quy định trong quy trình bảo trì để kết
luận về sự an toàn của công trình.
Dự thảo thông tư này cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện quan trắc công trình, trường hợp số liệu quan trắc đến giới hạn bảo trì thì người có trách nhiệm bảo trì công trình phải tổ chức đánh giá và có phương án xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho công trình.
Nhà làm kiểu gì cũng được chấp nhận
Là người có kinh nghiệm và trải nghiệm sâu sắc về nền xây dựng, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, công trình xây dựng ở Việt Nam lún nứt chủ yếu từ 2 nguyên nhân, một là khảo sát không tốt, hai là thi công không đúng do không có giám sát cẩn trọng.
“Trong
ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng ở Việt Nam, không thể chỉ tin vào
lương tâm người thợ, mà phải có biện pháp giám sát cẩn trọng“ – ông Liêm
nói. Theo ông Liêm, trên thực tế tồn tại tình trạng giám sát không làm
hết trách nhiệm, còn thi công thì có tâm lý „nhà làm kiểu gì cũng được
chấp nhận“ nên mới lan tràn tình trạng nhà chung cư vừa ở vừa lo chất
lượng.
Đặc
biệt, nhà tái định cư là loại công trình thể hiện rõ nhất trách nhiệm
của những người có liên quan. Loai nhà này hội tụ cả khâu hoàn thiện
kém, khâu khảo sát chịu lực qua loa, công trình lại còn bị rút ruột.
„Cũng bởi đây là loại nhà phân phối, xây xong là có đầu ra, rồi ấn xuống
bắt người dân phải nhận“ – ông Liêm bình luận.
Thực tế, trong xây dựng, không có phân khúc nhà tái định cư, mà khái niệm này hình thành từ thực tế thị trường của Việt Nam. Theo ông Liêm, chúng ta có chính sách tái định cư, sau đó để cho người dân lựa chọn nhà ở theo phân khúc nhà thu nhập thấp hoặc nhà bình dân... „Để khắc phục tình trạng chất lượng nhà tái định cư, tốt nhất là phát triển thị trường nhà giá rẻ để người dân được hưởng chính sách một cách bình đẳng“ – ông Liêm nói.