27/07/2017 1:14 PM
Một trong những nguyên nhân khiến nợ đọng XDCB cứ “đội” lên là tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo. Trong khi lãnh đạo nhiệm kỳ trước chưa trả xong nợ, chưa quyết toán công trình thì lãnh đạo nhiệm kỳ mới lại muốn tạo dấu ấn riêng, từ đó bỏ mặc nợ cũ “đẻ” ra nợ mới.
Thủy điện Lai Châu khánh thành năm 2012, đến nay chưa được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Lao vào tìm dự án bằng mọi giá
Ông Bùi Tấn Lực, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu xây dựng tỉnh Bình Định lấy ví dụ, tại Bình Định, nợ đọng XDCB chủ yếu nằm ở cấp huyện, xã. Hằng năm, nợ đọng ít nhất của mỗi xã tăng thêm 4-5 tỷ đồng. Các xã thuộc chương trình nông thôn mới còn nợ đọng nhiều hơn.
“Nợ đọng phát sinh từ phát triển hạ tầng địa phương với tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo. Trong nhiệm kỳ, lãnh đạo tạo dấu ấn bằng công trình xây dựng của mình nhưng nguồn vốn chưa bố trí được hoặc chưa cấp thiết. Với nhà thầu, do “khát” việc, muốn có công trình tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc có công trình để đáo nợ ngân hàng nên lao vào tìm dự án bằng mọi giá rồi gánh chịu khối nợ đọng XDCB”, ông Lực nói.
Theo ông Dương Văn Cận, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, ở nhiều địa phương có tình trạng, XDCB nhiều. Trong khi vốn của cả giai đoạn này chỉ 2.000 tỷ. Lãnh đạo địa phương đương nhiệm không dại gì mà đi trả nợ của nhiệm kỳ trước. Họ cứ mở dự án (DA) mới, còn nợ đọng của DA cũ thì khoanh lại trả dần.
Ông Trần Kỳ Sơn, Chánh Thanh tra Bộ KH&ĐT cho biết, quá trình thanh tra các địa phương còn tồn tại nợ đọng XBCB chưa thấy cá nhân nào bị xử lý kỷ luật. Bởi sau khi bị quy trách nhiệm, người chịu trách nhiệm với các quyết định đầu tư, họ thường có văn bản giải trình lỗi do nhiều nguyên nhân khách quan và chỉ nhận một phần trách nhiệm, xin kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Năng lực hạn chế, trách nhiệm bỏ lửng
Theo TS Dương Văn Cận, thực tế, quy định của pháp luật đã nêu rất rõ: cấm chủ đầu tư bắt nhà thầu bỏ vốn thi công. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhà thầu chủ động bỏ vốn để giữ mối quan hệ tốt với chủ đầu tư. Chấp nhận DA này lỗ để DA sau bù lại.
Đại diện Thanh tra Bộ KH&ĐT cho biết, tiến hành thanh tra cho thấy, không ít trường hợp lỗi trách nhiệm của cơ quan chức năng để xảy ra tình trạng nợ đọng XDCB là do “năng lực nhà thầu kém”. Theo ông Trần Kỳ Sơn, không thể cứ chậm DA lại đổ lỗi cho nhà thầu. Bởi lẽ, quy định pháp luật buộc chủ đầu tư phải mở thầu công khai, chọn nhà thầu có đủ tiềm lực.
TS Cận cũng khẳng định: “Chọn nhà thầu kém là lỗi của chủ đầu tư. Ví dụ như trong hướng dẫn hồ sơ phải kê khai các gói thầu đang thực hiện và kê khai danh mục máy móc. Nhưng nhiều khi chỉ có tên mà không có máy móc nào. Nếu chủ đầu tư kiểm tra tốt sẽ lòi ra nhà thầu kém ngay”.
Lấy dẫn chứng về DA đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do nhà thầu, ông Cận cho rằng, đây là trách nhiệm của người đã chọn nhà thầu. Trước đó, giải trình trước cử tri về DA này, Bộ KH&ĐT cho rằng, một phần nguyên nhân là năng lực cán bộ thẩm định DA còn hạn chế.
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định trong làm thủ tục rót vốn các công trình ngàn tỷ? Theo ông Trần Kỳ Sơn, sắp tới để gắn trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các DA đầu tư công, với cán bộ công chức viên chức vi phạm, ngoài phạt hành chính cần ghi nội dung bị xử phạt vào lí lịch quá trình công tác. Có như vậy họ mới sợ, không dám làm trái.
Thủ tướng vừa giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng XDCB liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách trung ương và nợ xấu của chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ.
Chống tư duy nhiệm kỳ rất khó
Theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Chiến lược chính sách (Bộ KH&ĐT), việc để xảy ra vấn đề tư duy nhiệm kỳ trong đầu tư công, trách nhiệm lớn nhất là đề xuất và xét duyệt đầu tư. “Lãnh đạo nào cũng muốn làm được công trình mang dấu ấn trong nhiệm kỳ của mình. Thậm chí việc làm công trình có lợi ích nhóm trong đó. Cơ quan quyết định đầu tư từ cấp ngành đến Chính phủ đều liên quan, chứ không phải do chủ đầu tư”, ông Hồ phân tích.
Về giải pháp, theo ông, chỉ có cách phải kiên quyết thực hiện theo đúng quy định, đó là giải pháp cơ bản. “Việc chống tư duy nhiệm kỳ rất khó. Dù biện pháp hành chính có rồi nhưng rất khó ngăn chặn toàn bộ”, ông Hồ lưu ý.
  • Chất chồng nợ đọng xây dựng cơ bản, vì đâu?

    Chất chồng nợ đọng xây dựng cơ bản, vì đâu?

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến hết năm 2015, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (XDCB) của bộ, ngành và các địa phương trên cả nước đã lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Ít vốn, dày nợ khiến nhiều nhà thầu lâm cảnh “sống dở chết dở”, trong khi không ít nơi vẫn đua xây công trình dự án.

  • “Giật mình” nợ đọng xây dựng cơ bản

    “Giật mình” nợ đọng xây dựng cơ bản

    Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng cao, trong khi việc cân đối ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, cùng hàng loạt hạn chế khác khiến nợ đọng xây dựng cơ bản tồn tại, kéo dài qua nhiều năm với những con số "giật mình" nhưng không dễ xử lý dứt điểm.

  • Kiểm soát lãng phí trong xây dựng cơ bản

    Kiểm soát lãng phí trong xây dựng cơ bản

    Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TKCLP) năm 2016 trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn nhận trong thực tế, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra khá phổ biến.

Quỳnh Nga (Tiền phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.