Nhưng nguyên nhân chính, vấn đề cốt lõi ở đây là do nhà thầu đựơc các chủ đầu tư thanh tóan vật liệu xây dựng áp theo khung giá thấp so với thực tế. Và giá này là thông báo giá của Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra?
Về mặt pháp lý, khi chính phủ đã ban hành nghị định số 112 quy định về chi phí đầu tư công trình, trách nhiệm rất rõ ràng được giao cho chủ đầu tư trong việc quản lý chi phí, trong đó có nội dung quản lý về giá. Tôi nói luôn, việc quản lý giá trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Sở Xây dựng được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho những người chuyên môn phối hợp với Sở Tài chính.
Quyết định 02 của UBND Thành phố Hà Nội đã nói rõ việc này sẽ do Sở Xây dựng cùng với Sở Tài chính công bố giá vật liệu để làm cơ sở tham khảo cho các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý, lập dự toán cũng như điều chỉnh dự toán.
Tôi phải nói chữ “tham khảo”
ở đây để mọi người hiểu: giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là thị
trường, giá phụ thuộc vào quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và rất nhiều
quy luật khác. Trong đó, giá phụ thuộc vào những yếu tố gì: thanh toán chậm hay
thanh toán nhanh, khối lượng mua nhiều hay ít. Ta không thể so sánh giữa một dự
án mà làm cả đại công trường, xây dựng một sân bay chẳng hạn so với một dự án
đường làng ngõ xóm. Mua 1 triệu khối cát khác với việc mua 100 khối cát.
Cái khác nữa còn phụ thuộc vào cự ly vận chuyển. Tại sao công bố giá ngày xưa mình không làm được chi tiết như bây giờ. Bởi vì ngày xưa địa bàn Hà Nội khác. Bây giờ, địa bàn Hà Nội rất rộng. Sở đang cố gắng để đi khảo sát được các tuyến điểm chính mà có liên quan đến các loại khai thác. Ở những vùng sát khu vực sông mà mua cát thì cự ly phải chở gần hơn thì giá sẽ thấp, mà ở xa hơn thì giá nó sẽ khác.
Ông Dũng khẳng định: Sở Xây dựng nghe thông tin từ các chủ đầu tư hoặc là các nhà thầu với tư cách là cơ quan chuyên môn, Sở sẽ có tham mưu để tháo gỡ và hướng dẫn.
Nhưng trên địa bàn rộng như vậy thì mua đá ở huyện Mỹ Đức sẽ không thể giống mua đá ở huyện Đan Phượng được. Mua cát ở Đan Phượng thì chắc chắn cũng khác việc mua cát ở Mỹ Đức.
Vậy thì ở đây, trách nhiệm của chủ đầu tư là rất rõ ràng trong việc xây dựng phương án giá. Nếu chủ đầu tư mà lấy nội dung công bố giá của Sở xây dựng để làm cơ sở lập dự toán thanh quyết toán thì chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc lấy thông tin đó. Đó là do chủ đầu tư không có bộ máy thì sở giúp các anh bằng những thông tin như vậy. Nhưng thông tin phải gắn với thực tiễn. Chính vì thế mà trong công bố giá của Sở đưa ra đã viết rất rõ trách nhiệm thế nào, lấy giá thế nào và chủ đầu tư khi có nội dung cần thiết thì phản ánh.
Ở đây chúng tôi hoàn toàn chia sẻ thông tin 2 chiều: Ngoài quản lý nhà nước ra, giúp định hướng, về mặt ý chí của UBND TP chỉ đạo là giảm thiểu bớt những chi phí không cần thiết cho các chủ đầu tư. Vì 29 quận huyện với nhiều chủ đầu tư khác nhau, mà mỗi chủ đầu tư đều tổ chức đi lấy thông báo giá thì rất vất vả và có hạn chế về mặt chi phí. Nhưng mình không thể nào ban hành giá mà phủ được tất cả các nội dung đó. Vì còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu thời điểm, địa điểm rồi cự ly quãng đường và nhiều yếu tố khác.
PV: Nhưng theo phản ánh của rất nhiều nhà thầu, các chủ đầu tư đều chỉ thanh toán cho các nhà thầu theo giá vật liệu xây dựng mà sở Xây dựng công bố?
Nếu chủ đầu tư mà căn cứ vào bảng giá của liên Sở xây dựng và Sở tài chính đưa ra thì quyền đó là của chủ đầu tư và chủ đầu tư chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Tôi nói ví dụ, với các dự án
mà không phải vận chuyển cát bằng xe mà chỉ dùng tàu hút chẳng hạn, cát rẻ hơn
rất nhiều so với thông báo giá của sở. Nếu chủ đầu tư thanh toán theo bảng giá
đó thì chủ đầu tư làm thất thoát ngân sách. Nếu chủ đầu tư ở khu vực mà giá cát
mang tính chất không có tính phổ thông và điển hình như liên sở Xây dựng và sở
Tài chính công bố thì việc đưa giá đó ra cũng lại là một cái gây khó khăn cho
nhà thầu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Việc đó nhà thầu cũng phải có phản ảnh
với chủ đầu tư
Và chủ đầu tư với chức năng và nhiệm vụ được giao phải thực hiện việc đó. Chủ đầu tư mà vướng, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện có quyền cũng như trách nhiệm phản ánh nội dung đó lên Sở Xây dựng để Sở Xây dựng có hướng dẫn cho chủ đầu tư.
Theo ông Dũng, việc chênh giá vật liệu xây dựng không hề có khúc mắc gì như các nhà thầu đã phản ánh
Không hề có vướng mắc gì. Việc này hoàn toàn theo quy định của Nghị định 112 rất rõ. Thẩm quyền hoàn toàn là do chủ đầu tư.
PV: Nhà thầu phản ánh rằng, báo giá của Sở Xây dựng có thể chính xác nhưng là ở địa điểm đó, vào thời gian đó. Nhưng các nhà thầu mua trên thực tế luôn bị đắt hơn vì còn tính thêm chi phí vận chuyển, tiền xe cộ, tiền vật liệu tăng theo ngày. Trong khi đó, phản ánh thực tế này với chủ đầu tư thì hầu hết các chủ đầu tư đề cho rằng, họ chỉ có thể thanh toán theo công bố giá của liên Sở Xây dựng và Sở Tài chính đưa ra.
Cái đó thì chúng ta nhìn nhận vấn đề là năng lực của chủ đầu tư. Sở Xây dựng ngoài chức năng quản lý nhà nước ra cũng được UBND TP giao làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng cũng phải thành lập một bộ phận là bộ phận xây dựng giá vật liệu nội bộ. Mặc dù có bộ phận đó nhưng có những loại vật liệu, những loại trang thiết bị không một đơn vị nào trong Sở có đủ năng lực để tổ chức thực hiện thì Sở xây dựng phải kí hợp đồng đi thuê tư vấn thẩm định giá. Đấy đợn thuần là cách làm việc thôi.
Cách làm việc đó là việc rất là rõ trong quy định. Tức là chủ đầu tư có thể làm việc đó hoặc có thể thuê tổ chức có năng lực để thực hiện việc đó. Chủ đầu tư không thuê tức là làm không hết quyền của mình. Chủ đầu tư để cho giá của nhà thầu bị thanh toán trên thực tiễn bị thấp là làm không hết trách nhiệm của mình.
PV:
Nhà thầu cho rằng, họ không thể nói với chủ đầu tư được thì cũng không dám nói
với Sở xây dựng vì “lo gặp rắc rối”?
Cái đó thì không đúng. Qua
cách làm việc của Sở Xây dựng trên lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như kể cả lĩnh
vực ở vị trí làm chủ đầu tư, Sở Xây dựng đang hướng theo đinh hướng của chính
phủ là xây dựng chính phủ điện tử. Đơn giản như các thông tin của Sở Xây dựng
đều có trên website. Nếu nhà thầu ngại có thể lên website hỏi, không ngại có thể
gửi công văn, văn bản về Sở Xây dựng. Tất cả những nội dung đó đều được giải
quyết. Không chỉ chủ đầu tư, nhà thầu mà bất kì người dân nào cũng có thể hỏi.
Việc tiếp cận với chủ đầu tư và nhà thầu là trách nhiệm 2 chiều. Khi chúng tôi được nghe thông tin từ chủ đầu tư hoặc nhà thầu thì chính vai trò quản lý nhà nước của Sở Xây dựng sẽ được thể hiện, ngoài việc hướng dẫn ra thì giúp đỡ các chủ đầu tư trong việc thực hiện.
PV: Nếu như câu chuyện các công trình chậm tiến độ do các nhà thầu bị thanh toán thấp, làm việc theo kiểu “cầm chừng” để đàm phán giá tốt hơn, tránh lỗ thì như đã trao đổi, đó là trách nhiệm của chủ đầu tư. Vậy Sở Xây dựng HN, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước có động thái gì không?
Tôi đã nói về trách nhiệm của các bên liên quan trong đó có cả trách nhiệm của nhà thầu, đó là việc phản ánh. Sở Xây dựng nghe thông tin từ các chủ đầu tư hoặc là các nhà thầu với tư cách là cơ quan chuyên môn, Sở sẽ có tham mưu để tháo gỡ và hướng dẫn.
PV: Xin cảm ơn ông!