Thông tin này được ông Cho Huyn-sang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, cho biết trong tọa đàm về cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam. Sự kiện diễn ra ngày 17/1 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì nhân việc tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2024 tại Thụy Sĩ.
Hyosung, thành lập năm 1962, là tập đoàn dẫn đầu Hàn Quốc về sản xuất máy biến áp điện đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào Việt Nam, hiện diện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 9.000 lao động.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung cho biết, rất nhiều công ty Hàn Quốc muốn hiện diện tại Việt Nam. Đánh giá khoản đầu tư tại Việt Nam là một trong những khoản đầu tư hiệu quả nhất, Hyosung dự kiến tăng vốn lên 5,5 tỷ USD trong năm nay.
"Điểm mạnh của Việt Nam là sự lãnh đạo, điều hành mạnh mẽ, hiệu quả của chính quyền Trung ương, sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, tinh thần làm việc chăm chỉ, nghiêm túc của người Việt", ông Cho Huyn-sang nhận xét.
Tại Việt Nam, Hyosung là một chaebol kín tiếng, không quá nổi bật như Samsung, LG, Huyndai, Lotte… do các sản phẩm của họ không phải là hàng tiêu dùng, đồ gia dụng hay hàng công nghệ. Mặc dù vậy, Hyosung được biết đến là một nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và lớn nhất tại tỉnh Đồng Nai.
Tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất các loại sợi phục vụ cho công nghiệp dệt may, lốp xe ô tô; sản xuất máy biến áp, hóa chất, vật liệu công nghiệp, công nghiệp nặng và công nghệ thông tin.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc năm 2023, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, ông Cho Hyun Joon từng chia sẻ Tập đoàn đã đầu tư hơn 20 năm tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 20.000 tỷ Won (khoảng 3,5 tỷ USD) và khoảng hơn 9.000 lao động. Hyosung coi Việt Nam là thị trường chiến lược, trọng điểm và thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, dự kiến tiếp tục tuyển dụng thêm 10.000 nhân lực tại Việt Nam.
-
Thực phẩm Hàn Quốc tràn vào các siêu thị Mỹ và Việt Nam
Các công ty thực phẩm Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số trong nước đã xâm nhập vào thị trường toàn cầu, với công ty dẫn đầu ngành là CJ CheilJedang đang xây dựng mạng lưới sản xuất trải rộng 34 địa điểm quốc tế.







-
Hơn 2,2 tỷ USD vốn ngoại đăng ký vào lĩnh vực bất động sản
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,24 tỷ USD, chiếm 23,6%....
-
Gần 6,9 tỷ USD vốn ngoại vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ n...
-
FDI bùng nổ, một phân khúc bất động sản tại Hà Nội sắp đón sóng tăng trưởng mạnh
Hoạt động căn hộ dịch vụ tại Hà Nội đang trên đà tăng trưởng nhờ sự mở rộng của các khu công nghiệp và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).