Ghi nhận của chúng tôi, dự án xây dựng Cầu Long Kiểng đã được tái khởi động. Nhà thầu đã quây rào ở một số địa điểm để tiến hành thi công các hạng mục còn dang dở. Một số máy móc, thiết bị đã được điều động đến khu vực công trường.
Trước đó ngày 8/9, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tổ chức lễ tiếp nhận bàn giao mặt bằng dự án xây dựng cầu Long Kiểng từ phía huyện Nhà Bè.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện UBND xã Nhơn Đức cho biết: “Sau hơn hai năm tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, lắng nghe, thuyết phục người dân, toàn bộ 100% mặt bằng đã được UBND Huyện Nhà Bè bàn giao cho chủ đầu tư”.
Cầu Long Kiểng có chiều dài 318m, rộng 15m; phần đường dẫn có tổng chiều dài 661m, chiều rộng từ 18 - 29m cùng hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng... Dự án có tổng mức đầu tư 589 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 211 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 325 tỷ đồng cùng các chi phí khác. Tổng khối lượng GPMB là 2,6ha đất cần phải thu hồi liên quan đến 128 trường hợp, hộ dân.
UBND TP.HCM phê duyệt Dự án cầu Long Kiểng từ năm 2001, giao cho khu quản lý giao thông đô thị số 4 làm chủ đầu tư, sau đó chuyển giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
Đây là dự án xây cầu mới để thay cho cầu sắt cũ nhỏ hẹp đang xuống cấp trầm trọng và cải thiện tình hình giao thông trên tuyến đường Lê Văn Lương, kết nối với quận 7 và trung tâm quận 1.
Xây mới cầu Long Kiểng không chỉ giải quyết vấn đề di chuyển cho dân cư trên khu vực này mà còn thúc đẩy tăng trưởng giá trị bất động sản nhanh nơi đây.
Dự án đã trải qua 4 lần điều chỉnh với 20 năm, nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hạ tầng. Cụ thể, năm 2007, dự án mới giải phóng mặt bằng được một số hộ dân. Tháng 8/2018, cầu Long Kiểng tiếp tục được bàn giao mặt bằng của 25 hộ dân và chủ đầu tư đã có thể khởi công xây dựng công trình.
Đến ngày 20/12/2019 nhà thầu đã thi công xong các trụ T1, T2, T3, T4, T5, T6, T8 (đạt khoảng 40% tổng khối lượng công trình) và phải tạm dừng thi công do không có mặt bằng để tiếp tục thi công (liên quan đến 103 hộ dân còn lại).
Trong quý 4/2022 và năm 2023 sắp tới, hàng loạt dự án giao thông đã phải tạm dừng thi công do chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được bàn giao mặt bằng để tiếp tục thi công, tiêu biểu như các dự án xây dựng cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu, cầu Nam Lý, cầu Ông Bồn, đường Lương Định Của tại thành phố Thủ Đức; dự án xây dựng cầu Vàm sát 2 tại Cần Giờ; dự án xây dựng đường Tên Lửa, đường Tân Kỳ - Tân Quý tại Bình Tân; dự án xây dựng cầu Hang Ngoài tại Gò Vấp; dự án cải tạo đường Hoàng Hoa Thám, đường Cộng Hòa tại Tân Bình; dự án xây dựng cầu Phước Long, cầu Rạch Đỉa tại Nhà Bè…
-
Người dân chịu bàn giao mặt bằng, cầu 600 tỉ đồng ở Nam Sài Gòn tái khởi công
Dự án cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè, TP.HCM) sẽ được thi công trở lại sau khi hơn 100 hộ dân còn lại đồng ý bàn giao mặt bằng. Dự kiến, cây cầu có tổng vốn đầu tư gần 600 tỉ đồng này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
-
Giao dịch bất động sản tăng vọt, thuế và phí trước bạ đạt 6.540 tỷ đồng
9 tháng qua, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản tăng cao, chủ yếu do nhu cầu giao dịch bất động sản của người dân tăng.
-
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026
Quốc lộ 13 tại TP.HCM sẽ được mở rộng, dự kiến khởi công vào quý I/2026 và hoàn thành vào năm 2028. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm cải thiện hạ tầng giao thông của TP.HCM, đặc biệt là với vai trò huyết mạch nối liền thành phố với tỉnh B...
-
TP.HCM: Không kiểm tra hiện trạng nhà ở khi giải quyết thủ tục đất đai
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình khi cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai tại TP.HCM.