1. Cầu Long Kiểng: cửa ngõ khu Nam TP.HCM với Long An
Sau hơn 22 năm đợi chờ, dự án cầu Long Kiểng nằm trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) chính thức thông xe ngày 8/9.
Cầu Long Kiểng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nằm trên tuyến huyết mạch nối trung tâm TP.HCM với khu Nam và huyện Cần Giuộc (Long An).
Có tổng vốn đầu tư gần 600 tỉ đồng, cầu Long Kiểng có chiều dài 318m, rộng 15m; phần đường dẫn có tổng chiều dài 661m, chiều rộng từ 18 - 29m cùng hệ thống thoát nước, cây xanh, chiếu sáng...
Dù được phê duyệt đầu tư từ năm 2001 nhưng phải đến năm 2018 dự án mới được chính thức khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019.
Tuy nhiên, cuối năm 2019 khi dự án mới chỉ đạt khoảng 40% khối lượng dự án buộc ngừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng.
Đến tháng 9/2022, cầu Long Kiểng mới được tái khởi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ để thông xe vào tháng 9/2023.
Cầu Long Kiểng thông xe đã giúp người dân thoát cảnh ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển, an toàn hơn nhiều so với việc đi qua cầu sắt tạm trước đó.
Công trình này cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tăng kết nối khu vực cửa ngõ phía Nam TP.HCM với Long An. Đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các dự án bất động sản ở khu vực này.
2. Cầu Long Đại: Rút ngắn khoảng cách di chuyển từ 10km xuống còn 500m
Cầu Long Đại bắc qua sông Tắc nối phường Long Bình và Long Phước (TP. Thủ Đức) được chính thức thông xe sáng 16/12.
Nhờ có cây cầu này, người dân hai bên bờ chỉ mất khoảng 500m để di chuyển qua lại thay vì phải chạy đường vòng mất 10km như trước đây.
Dự án cầu Long Đại được phê duyệt từ năm 2015, tổng vốn đầu tư hơn 350 tỉ đồng.
Theo thiết kế, cầu có tổng chiều dài cầu và đường cầu dài 756m; phần cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép dài 493,3 m; vận tốc thiết kế 60km/h, mặt cắt ngang cầu gồm 6 phiến dầm Super "T", cao 1.75m, đặt cách nhau 2.38m.
Khởi công từ tháng 3/2017, nhưng đến cuối năm 2018 khi tiến độ xây dựng đạt khoảng 50% thì cầu Long Đại bị tạm dừng thi công do vướng mặt bằng. Đến đầu năm 2023 dự án mới được tái thi công trở lại.
Sau khi đi vào hoạt động, cầu Long Đại sẽ nối liền hai tuyến đường quan trong là Phước Thiện và Long Phước. Giúp người dân hai phường có thêm hướng di chuyển thuận lợi và rút ngắn thời gian hơn nhiều so với các tuyến hiện hữu.
Đặc biệt, nằm ngay cầu Long Đại hiện đã và đang mọc lên nhiều dự án đô thị có quy mô hàng chục ngàn căn hộ.
Do đó, cầu Long Đại sau khi thông xe sẽ có ảnh hưởng tích cực, giúp kết nối giao thông, giảm tải áp lực hạ tầng hiện hữu quanh khu vực đại đô thị này.
3. Đường song hành cao tốc: “hồi sinh” nhà phố triệu đô
Đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành có tổng vốn đầu tư gần 900 tỉ đồng nối từ đại lộ Mai Chí Thọ đến đường Vành đai 2 (TP. Thủ Đức).
Dự án khởi công năm 2017 theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) có chiều dài hơn gần 4 km, gồm hai đoạn đường rộng 20 m, 4 làn xe.
Trong đó, đoạn 1 dài hơn 3,2km, nối Đại lộ Mai Chí Thọ đến đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn còn lại dài gần 700m, nối từ đường Đỗ Xuân Hợp đến đường Vành đai 2.
Trên tuyến có 2 cây cầu (cầu Bà Dạt, cầu Mương Kênh) và vỉa hè, hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng, cây xanh hai bên đường...
Sau nhiều năm trầy trật, đoạn từ đường Mai Chí Thọ đến Đỗ Xuân Hợp đã chính thức thông xe vào ngày 17/9.
Dự án hoàn thành đã giúp giải quyết giao thông ở khu vực ùn tắc bậc nhất ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM.
Đồng thời, cũng “giải cứu” cho loạt shophouse, nhà phố triệu đô ở khu vực này. Trước khi tuyến đường này thông xe, nhiều nhà phố có giá lên đến 25 tỉ đồng mỗi căn nằm mặt đã phải chịu cảnh “cửa đóng, then cài” suốt nhiều năm.
4. Nâng cấp mở rộng đường Lê Văn Chí
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Chí có chiều dài hơn 2,4km với tổng vốn đầu tư gần 178 tỉ đồng.
Tuyến đường này kết nối từ ngã tư Thủ Đức đến Quốc lộ 1A có lưu lượng xe cộ đông nhưng nhỏ hẹp nên thường xuyên ùn tắc, ngập úng khi mưa.
Sau khi được nâng cấp, mở rộng đườn Lê Văn Chí có quy mô mặt cắt ngang 20m, 4 làn xe, có vỉa hè hai bên phù hợp với quy hoạch thoát nước và quy hoạch giao thông…
Dự án được thông xe vào tháng 4/2023 đã giúp giảm tải giao thông cho khu vực, đồng thời cải thiện cảnh quan đô thị cho TP. Thủ Đức.
5. Cầu Vàm Sát 2: “xoá nghẽn” cho huyện đảo Cần Giờ
Cầu Vàm Sát 2 là hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt được hoàn thành trong năm 2023 khi nó nằm ở huyện đảo Cần Giờ. Khu vực đang là “vùng trũng” giao thông của TP.HCM.
Cầu Vàm Sát 2 nằm song song cầu cũ, điểm đầu ở đường Lý Nhơn, điểm cuối tại ngã ba Lý Nhơn - Đê Soài Rạp.
Dự án khởi công năm 2018 có tổng chiều dài hơn một km, trong đó phần cầu dài 434 m, rộng 10 m. Tổng vốn đầu tư 342 tỉ đồng.
Cầu Vàm Sát 2 thông xe giúp kết nối các xã Lý Nhơn, An Thới Đông với trung tâm huyện Cần Giờ.
Đồng thời, tăng khả năng lưu thông hàng hóa giữa huyện Cần Giờ với huyện Cần Giuộc (Long An) và huyện Gò Công (Tiền Giang) thông qua bến phà Vàm Sát - Tân Tập, nối vào Quốc lộ 50.
-
Chính thức thông xe cầu ở phía Đông TP.HCM, rút ngắn khoảng cách đi lại từ 10km xuống còn 500m
Sau 6 năm thi công, dự án cầu Long Đại bắc qua sông Tắc nối phường Long Bình và Long Phước (TP. Thủ Đức) được chính thức thông xe sáng 16/12. Khi có cầu, người dân hai bên bờ chỉ mất khoảng 500m để di chuyển qua lại thay vì phải chạy đường vòng mất 10km như trước đây.
-
TP.HCM ủy quyền cho quận, huyện cải tạo, xây dựng chung cư cũ đến năm 2027
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, với thời hạn đến hết ngày 31/12/2027....
-
Diễn biến lạ tại một doanh nghiệp bất động sản: Chủ tịch xin từ nhiệm, HĐQT không còn ai
Sau khi bán gần hết cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất động sản này cũng xin từ nhiệm. Đáng nói với việc lãnh đạo này rời ghế Chủ tịch, HĐQT công ty không còn thành viên nào.
-
Tái khởi động Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
Dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TP.HCM, tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.