Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến hết tháng 8/2023, đã có 79/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 4.449,86 MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
Trong đó, có 67 dự án với tổng công suất 3.849,41 MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21 của Bộ Công thương).
Tính đến hết tháng 8/2023, vẫn còn 6/85 dự án năng lượng tái tạo chưa gửi hồ sơ đàm phán
Đến nay, EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 61/67 dự án. Bộ Công thương cũng đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án trong số này với tổng công suất 3.181,41 MW.
Trong số các nhà máy đã được phê duyệt giá tạm, có 20 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 1.171,72 MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới. Trong đó, có 23 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình. Có 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy, 39 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Như vậy, hiện vẫn còn 6 dự án với tổng công suất 284,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán dù EVN đã đôn đốc nhiều lần.
Bộ Công Thương cho biết nhiều dự án chuyển tiếp chưa có văn bản gia hạn, giãn tiến độ thực hiện, đưa vào hoạt động của UBND tỉnh (quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư).
Đồng thời, nhiều dự án điện tái tạo chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng.
Các quy định này là những điều kiện để sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời để hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực. Đó là lý do khiến Bộ Công Thương cho hay chỉ mới có 20 dự án chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại, bán điện lên lưới.
Trong khi đó, EVN cho hay sản lượng điện phát lũy kế của 20 nhà máy, phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã bán điện đến ngày 25/8 đạt hơn 357 triệu kWh.
-
Google sẽ bán dữ liệu bản đồ cho các dự án điện mặt trời, giá bán lên tới 100 triệu USD
Google đang lên kế hoạch cấp phép các bộ dữ liệu bản đồ mới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, dự kiến mang về doanh thu 100 triệu USD trong năm đầu tiên.
-
Những dự án điện gió, điện mặt trời nào không nộp hồ sơ bán điện?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến hết 1/8 cho thấy, còn 11 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 734,7 MW chưa gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (trực thuộc EVN) để đàm phán giá điện.
-
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói gì về tình trạng “núp bóng” trang trại làm điện mặt trời?
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 21 trang trại có đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, hạng mục này không nằm trong chủ trương đầu tư được phê duyệt, nhưng lại là hạng mục chính của trang trại.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....