Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được nâng tốc độ lên 90km/h
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận về việc rà soát, triển khai các thủ tục có liên quan để có thể khai thác tuyến Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với vận tốc 90km/h.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng yêu cầu Sở GTVT tỉnh Tiền Giang khẩn trương tham mưu, thực hiện, nhằm bảo đảm sự đồng bộ về tốc độ khai thác của tuyến đường bộ Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với các dự án Cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vừa được khánh thành.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,5km, bề rộng nền đường 17m, mặt đường 16m, gồm 4 làn xe, được thông xe ngày đầu năm 2022 hiện đang có tốc độ khai thác 80km/h.
Tuyến cao tốc này hợp với cao tốc TP.HCM – Trung Lương và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2 để hình thành tuyến cao tốc xuyên suốt kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngay sau khi cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 được đưa vào sử dụng, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Cần Thơ và ngược lại được rút ngắn chỉ còn hơn 2h thay vì 3,5h như trước đây.
Tuy nhiên hiện nay, tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận đang quá tải. Đặc biệt, đoạn TP.HCM – Trung Lương dài 50 km, quy mô 4 làn xe tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỉ đồng. Dự án được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010.
Cao tốc này có vận tốc thiết kế lên đến 120km/h nhưng do lưu lượng phương tiện quá đông nên chỉ đang cho phép khai thác ở mức 60 – 80km/h.
Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo TP.HCM và tỉnh Tiền Giang đã nhiều lần kiến nghị đến Bộ GTVT nhanh chóng nghiên cứu, mời gọi nhà đầu tư thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận.
-
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Nghiên cứu ít nhất 3 phương án
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các địa phương nghiên cứu, đề xuất ít nhất 3 phương án đầu tư cho dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Các phương án bao gồm: bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức đầu tư công; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BTL, BLT....
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.