Cao tốc Bến Lức - Long Thành chậm tiến độ nhiều năm
Trong phiên chất vấn Quốc hội sáng 8/6, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT thông tin về tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành đối với dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Được biết, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 31.000 tỉ đồng, khởi công xây dựng hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, cho biết nguyên nhân chính của việc chậm trễ đối với dự án này do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khó khăn trong nguồn vốn đối ứng.
Trong khi đó, nguồn vốn JICA, ADB không giải ngân được. Việc này dẫn đến khi hiệp định hết hạn không gia hạn được. Để tháo gỡ, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp Ủy ban Quản lý vốn và VEC trình Chính phủ, Quốc hội đề xuất phương án tháo gỡ vấn đề tài chính.
Hiện các vướng mắc đã được giải quyết. Vốn JICA đã được Quốc hội giao, vốn đối ứng được Chính phủ cấp, các nhà thầu đã thi công lại. Các đoạn tuyến sử dụng vốn ADB sẽ hoàn thành ngay trong quý 1 và 2, còn hai cây cầu toàn tuyến hoàn thành chậm nhất quý 3/2025.
Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC), cao tốc Bến Lức - Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài 57,8km, đi qua tỉnh Long An (2,7km), TP.HCM (26,4km) và tỉnh Đồng Nai (28,7km).
Dự án có tổng mức đầu tư là 31.320 tỉ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng.
Theo kế hoạch ban đầu, tuyến cao tốc này sẽ thi công và hoàn thành trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, khi tiến độ đã đạt 80% thì dự án tạm ngưng do nhiều khó khăn về vốn, cơ chế chính sách thay đổi.
-
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành năm 2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng vấn đề khó khăn nhất đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là vốn thì nay đã được tháo gỡ, không có lý do gì để chậm nữa. Các cơ quan cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, hoàn thành trong thời gian sớm nhất.








-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...
-
Thông tin mới nhất về dự án cầu đường Bình Tiên kết nối quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh
Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,6km kết nối quận 6, 8 và huyện Bình Chánh dự kiến khởi công vào đầu năm 2026, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này....
-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....