Khổ vì xa trường - trạm
Hà Nội đang và sắp có vài chục khu đô
thị (KĐT) mới, mật độ dân số lên đến hàng ngàn người. Nhu cầu khám -
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại những khu dân cư này vô cùng lớn
nhưng đáng tiếc là phần lớn KĐT mới lại thiếu vắng bệnh viện. Ngoài một
số KĐT may mắn “ăn theo” bệnh viện ngành, cơ sở y tế tại KĐT thường dừng
ở cấp độ phòng khám, phát sinh do nhu cầu quá bức xúc của dân cư.
Không có nơi khám bệnh, người dân sống tại các KĐT rất sợ ốm. Mỗi khi sức khỏe có vấn đề, họ lại phải tất tả ngược vào trung tâm thành phố, chầu chực, xếp hàng trong các bệnh viện cũng đang quá tải. Nhưng khốn khổ nhất là những trường hợp chẳng may phải đi cấp cứu, có khi tới được bệnh viện đã là quá muộn. Tình trạng thiếu vắng dịch vụ chăm sóc cơ bản này đã làm sụt giảm chất lượng sống trong các KĐT mới.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng từng thẳng thắn nhìn nhận, tình trạng các KĐT mới đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện là quan điểm ăn xổi, là tư duy cũ cần phải xóa bỏ. Và thực tế cũng cho thấy trong tình trạng khó khăn của thị trường BĐS, thì những KĐT thiếu vắng các công trình hạ tầng thiết yếu càng khó thu hút khách hàng.
Bệnh viện Vinmec (KĐT Times City) với hệ thống máy móc y tế đồng bộ và hiện đại. Ảnh: BÌNH AN
Cạnh tranh bằng hạ tầng
Thị trường thuộc về người mua nhà để ở
nên những hạ tầng cơ bản như trường học, bệnh viện, công viên... trở
thành thế mạnh cạnh tranh tất yếu. Và đây chính là lợi thế của những nhà
đầu tư nghiêm túc, có tiềm lực mạnh. Các dự án Vincom Village, Royal
City, Times City... của Tập đoàn Vingoup là ví dụ. Khác với nhiều dự án
BĐS trên địa bàn, công trình đầu tiên mọc lên và đi vào hoạt động tại
KĐT Times City tại 458 Minh Khai của Vingroup không phải nhà ở mà là
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Điều đáng nói, Vinmec đã vượt qua vai
trò là một hạng mục trong KĐT với quy mô và tầm vóc của một bệnh viện
thực sự. Là bệnh viện tư nhưng Vinmec có tới 600 phòng khám và phòng
bệnh, đủ tất cả các chuyên khoa cùng các đơn vị hỗ trợ chuyên sâu và
công nghệ cao được trang bị một hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ và
hiện đại, thuộc hàng top hiện nay như CT128 lớp cắt, máy chụp cộng hưởng
từ 3.0 Tesla, hệ thống tiệt trùng theo tiêu chuẩn quốc tế...
Một cư dân tương lai của KĐT Times City,
anh Nguyễn Văn Đ, cho biết, anh lựa chọn mua nhà ở dự án cũng vì dự án
KĐT có hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là mô hình bệnh viên – khách sạn 5 sao
Vinmec. “Thay vì sẽ phải sang tận Singapore chữa bệnh thì tôi có thể
hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại nơi mình đang sống mà giá lại
phù hợp với số đông, được chăm sóc thường xuyên thì còn gì bằng” - anh Đ
nói.
Không chỉ Vingroup mà nhiều chủ đầu tư khác cũng đã nhận thấy lợi ích mang lại từ các khu đô thị khép kín, đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống đa dạng phong phú của người dân như dự án Madarin Garden của chủ đầu tư Hòa Phát với cam kết có sẽ có bể bơi, phòng tập thể dục... phục vụ cư dân của tòa nhà; dự án Star City Lê Văn Lương của Ocean Group sẽ đi kèm với khu nhà ở là tổ hợp trung tâm thương mại và văn phòng...
Có thể thấy, sự đầu tư nghiêm túc và đi trước vào cơ sở hạ tầng xã hội là lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm bất động sản. Đây cũng là xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp bất động sản chọn để vượt qua khó khăn của thị trường.