Các
chủ đầu tư cũng như người có nhu cầu sở hữu sản phẩm bớt lo toan hơn
trong bài toán về vốn và lãi suất. Nhưng về cơ bản, hầu hết kinh doanh
và phát triển bất động sản ở Việt Nam dựa trên vốn vay ngân hàng, thay
vì liên doanh, liên kết để tăng sức mạnh tài chính. Đồng thời chiến
lược sản phẩm hướng đến khách hàng mục tiêu không thật sự ưu tiên, do
đó, một số phân khúc căn hộ bị dư thừa, trong khi đó nhu cầu nhà ở vẫn
là bức thiết. Đã đến lúc cần xem xét phương án kinh doanh bất động sản
khi một tỷ lệ lớn vốn phụ thuộc vào ngân hàng. Điều này đã tạo cho giá
thành bất động sản cao hơn khi chi phí tài chính được cộng vào và người
sử dụng cuối cùng phải gánh chịu. Đặc biệt là khi có điều tiết về vay
tín dụng thì ngay lập tức thị trường bất động sản bị ảnh hưởng xấu. Thêm
vào đó, việc lệ thuộc vào ngân hàng quá lớn là một trong những nguyên
nhân đưa giá thành sản phẩm tăng cao do chi phí vốn được đưa vào giá
thành sản phẩm. Trong tình hình hiện tại, các doanh nghiệp cần quyết
liệt hơn với chiến lược bán hàng đối với các dự án chuẩn bị và sắp hoàn
thiện thông qua việc cam kết về sản phẩm, giá cả, kế hoạch thanh toán,
các tiện ích của công trình... đồng thời, cần hướng đến khách hàng mục
tiêu để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Điều này đồng nghĩa
với việc tạo ra sản phẩm cho xã hội với chất lượng tốt nhất để có một
thị trường bất động sản phát triển bền vững.