Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 5/9/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp được xác định cụ thể như sau:
Đối với Trung Quốc gồm Jiangsu Shagang International Trade Co..Ltd. có biên độ phá giá là 34%; nhà xuất khẩu khác là 46,2%.
Ngoài ra với Ai Cập, Công ty Suez Steel Co.,Ltd có biên độ phá giá là 8,6% và nhà xuất khẩu khác là 21,3%.
Đối với Việt Nam, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hòa Phát Hải Dương là 13,5%.
Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép Việt Nam
Hiện tại, Tòa án Thương mại quốc tế Canada (CITT) đang tiến hành xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và dự kiến ra kết luận vào ngày 4/10/2024.
Trước đó, ngày 8/3/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Ngày 6/6/2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức thấp nhất (từ 6,1% đến 38,9%) so với các doanh nghiệp Trung Quốc (50,9% - 71,1%) và Ai Cập (49,7%-99,8%) bị CBSA điều tra lần này.
Được biết, dây thép hiện đang ứng dụng rộng rãi trong bê tông dự ứng lực (PC Wire), khung dù, hạt bi sắt lốp xe, dây piano, lõi dây của các dây dẫn, dây cáp dùng cho thang máy, cần cẩu, lõi điện cực hàn, đinh.
-
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN
Bộ trưởng Mary Ng khẳng định, Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực; coi trọng, đánh giá cao vai trò của Việt Nam và ASEAN trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada.
-
Canada có thể điều tra dây thép Việt, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Với chính sách giám sát và siết chặt quản lý với thép nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa, Canada dự kiến tiếp tục điều tra các mặt hàng thép của Việt Nam, trong đó có dây thép.








-
Doanh nghiệp nói gì về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88% với tôn mạ Việt Nam?
Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...