Trong phiên chất vấn tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, ước tính vào năm 2020, cả nước cần khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đến nay, nguồn cung mới chỉ giải quyết được 41,5%. Trong đó, có 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, 2,8 triệu m2 cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và 2,3 triệu m2 cho công nhân ở khu công nghiệp.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm của nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục xử lý thêm một số giải pháp căn cơ như rà soát, bổ sung các quy hoạch, tạo điều kiện cấp phép các dự án; bố trí đủ quỹ đất, tăng cường đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào dự án.
"Tới đây sẽ sửa đổi căn bản Nghị định 100 tạo cơ chế đột phá hơn cho doanh nghiệp, người dân mua nhà ở xã hội. Chúng tôi cũng đang báo cáo Chính phủ hỗ trợ nhà ở giá thấp có diện tích nhỏ hơn 70m2 và giá bán đến 15 triệu đồng/m2. Hiện cơ cấu nhà ở đô thị có diện tích nhỏ và giá dưới 1 tỷ đồng rất khan hiếm", ông Hà phát biểu.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong bối cảnh hiện tại có thể mua nhà với giá đó ở Hà Nội hay không? Nếu có thì liệu nhà có đảm bảo được chất lượng?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng khó có thể mua nhà ở Hà Nội với giá 15 triệu đồng/m2 trong bối cảnh hiện tại.
Trả lời vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đó là việc rất khó. Bởi chi phí bỏ ra để đầu tư dự án ngày càng tăng lên. Mặt khác, quá trình giải phóng mặt bằng chưa được đẩy nhanh, dẫn đến dự án chậm tiến độ, càng đẩy chi phí tăng cao, gây gánh nặng cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Thịnh, việc xây dựng nhà ở xã hội vẫn phải đòi hỏi hạ tầng cảnh quan thì mới bán được, nhưng vẫn phải đảm bảo giá rẻ. Đây là áp lực lớn với doanh nghiệp. Trong khi đó, mặt bằng chung giá nhà đang có xu hướng tăng lên mà chưa hề có xu hướng giảm dù chịu tác động của dịch bệnh.
“Do đó, rất khó để đưa ra mức giá 15 triệu đồng/m2, nếu không có những ưu đãi lớn cho doanh nghiệp”, ông Thịnh nói.
Ông Thịnh hy vọng, phía cơ quan chức năng có những cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn để các chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ đưa ra thị trường nhà ở có mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, hạ tầng, tiện ích và cảnh quan theo quy hoạch.
Báo cáo thị trường Bất động sản Việt Nam quý 3/2020 do Bộ Xây dựng công bố mới đây cho thấy, thị trường nhà ở chưa có xu hướng giảm giá. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,24%; đối với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 0,03%. Tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,35% so với quý 2/2020. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,26%. Theo Bộ Xây dựng, do khan hiếm nguồn hàng trong khi lượng cầu rất cao, giá căn hộ tại TP HCM tăng vọt và tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao. Bộ Xây dựng cũng ghi nhận, giá bán căn hộ tại Hà Nội đang dao động 24,8-37,7 triệu đồng/m2; TP HCM là 30-50 triệu đồng/m2, Quảng Ninh là 23-27 triệu đồng/m2, Hải Phòng quanh mốc 30 triệu, Bình Dương là 30-38 triệu đồng/m2, Cần Thơ là 19-60 triệu đồng/m2. Theo dự báo của các chuyên gia, do thiếu nguồn cung trên diện rộng, giá căn hộ bình dân vẫn sẽ tăng từ 3-5% ở thị trường Hà Nội. Riêng TP.HCM, do nguồn cung đang ở mức suy kiệt, nên mức tăng có thể lên đến 5-8%, thậm chí là 10% ở một số dự án. |
-
Nhà giá rẻ trước nguy cơ "tuyệt chủng"
Giá nhà đất tại TP.HCM không ngừng leo thang, trong khi thu nhập của người lao động chưa cải thiện nhiều, khiến giấc mơ an cư ngày càng trở nên xa vời.
-
Anh bơm tiền xây 20.000 căn nhà giá rẻ
Chính phủ Anh bơm thêm 3 tỷ bảng (gần 3,8 tỷ USD) vào quỹ cho vay chi phí thấp để xây thêm 20.000 căn nhà giá cả phải chăng.
-
Bí quyết thành công với nhà giá rẻ là thiết kế phải thông minh, tinh tế
Pocket Living, một nhà phát triển bất động sản tại Anh, đang rất thành công với chiến lược xây các căn hộ nhỏ có giá phải chăng cho những khách hàng lần đầu mua nhà tại thành phố.
-
Làm nhà giá thấp: Giấc mơ quá dài...
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặt mục tiêu năm 2020 xây dựng được 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng sau 10 năm triển khai mới đạt hơn 5,4 triệu m2 và 'giấc mơ' nhà giá thấp tiếp tục kéo dài…...