"Nếu ngân hàng vẫn nhận tiền gửi của người dân bằng ngoại tệ, bằng kim loại quý thì can cớ gì chỉ bảo hiểm tiền đồng mà không bảo hiểm các loại tiền khác?", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14/12.
Không ít ý kiến đề nghị cần bảo hiểm cho cả ngoại tệ - Ảnh: Việt Tuấn.
Tại báo cáo giải trình về một số vấn đề lớn dự kiến tiếp thu, giải trình
và chỉnh lý của dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, cơ quan thẩm tra dự án
luật - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, quá trình thảo luận tại kỳ
họp Quốc hội thứ hai vừa qua vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về loại
tiền gửi được bảo hiểm.
Bên cạnh 18 ý kiến nhất trí với quy định của dự án luật, chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi bằng VND thì có tới 49 ý kiến đề nghị xem xét việc bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý (vàng…). Nhằm đảm bảo sự công bằng đối với người gửi tiền, huy động lượng lớn ngoại tệ và vàng gửi vào hệ thống ngân hàng do tập quán tích trữ vàng trong dân vẫn phổ biến và đây cũng là những tài sản sở hữu hợp pháp của người dân.
Đáng chú ý, trong số 49 ý kiến này có cả đề nghị mạnh mẽ của đại biểu đang làm việc tại ngành ngân hàng.
Kiên trì đề nghị chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế lý giải, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam và không khuyến khích người dân tích trữ ngoại tệ mà nên bán lại cho ngân hàng.
Khi người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay kim loại quý là một hình thức tự phòng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ. Việc không bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ và kim loại quý của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với các loại hình tài sản này.
Tuy nhiên, lý lẽ này chưa đủ thuyết phục nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Hiển đề nghị cả hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra giải thích cặn kẽ hơn về lý do bảo lưu quan điểm chỉ bảo hiểm cho đồng Việt Nam. Trong khi lượng ngoại tệ, vàng trong dân vẫn rất nhiều, sao không tận dụng để hút số tài sản này vào ngân hàng, để làm 1 kênh quản lý tốt hơn là để trôi nổi?
Còn theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì giải thích việc quy định như dự thảo luật không ảnh hưởng tới quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người dân là không thuyết phục. Do trên thực tế, dù là VND hay ngoại tệ, vàng đối với người gửi tiền đều là tài sản có giá trị như nhau.
Nếu không nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý thì thôi, còn đã nhận thì phải bảo hiểm như nhau để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, bà Mai rõ ràng quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng chưa đồng tình với lý giải của cơ quan thẩm tra.
Sau nhiều ý kiến trái chiều, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn được mời phát biểu, nhấn mạnh rằng quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi đối với VND nhằm mục đích quản lý ngoại hối, quản lý tỷ giá và tiến tới mục tiêu lâu dài chỉ sử dụng tiền đồng Việt Nam.
“Nếu cứ để hoài như hiện nay đến bao giờ làm được? Phải làm sao tiến tới mục tiêu lâu dài chỉ dùng tiền đồng Việt Nam. Thông lệ quốc tế cũng không có nước nào bảo hiểm tiền ngoại tệ cả. Họ cũng khuyến khích ta nên theo mô hình chi trả mở rộng với đồng nội tệ”, ông Tuấn nói.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số vấn đề lớn khác cũng được Ủy ban Kinh tế báo cáo tại phiên thảo luận. Theo đó, cơ quan này đề nghị để bảo đảm tính minh bạch và tạo lòng tin cho người dân, về lâu dài cần quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm cụ thể ngay trong luật và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu hạn mức trả tiền bảo hiểm hợp lý, phù hợp với chuẩn chung của khu vực và thông lệ quốc tế.
Còn trong điều kiện cụ thể của nước ta đang tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn nhỏ, đồng thời nhằm tăng tính linh hoạt điều hành, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị giao Thủ tướng Chính phủ quy định và điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
Với mô hình hoạt động, cơ quan thẩm tra đề nghị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng.
Mô hình này phù hợp với mục đích và sự cần thiết xây dựng luật cũng như phù hợp với đặc thù trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Bên cạnh 18 ý kiến nhất trí với quy định của dự án luật, chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi bằng VND thì có tới 49 ý kiến đề nghị xem xét việc bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý (vàng…). Nhằm đảm bảo sự công bằng đối với người gửi tiền, huy động lượng lớn ngoại tệ và vàng gửi vào hệ thống ngân hàng do tập quán tích trữ vàng trong dân vẫn phổ biến và đây cũng là những tài sản sở hữu hợp pháp của người dân.
Đáng chú ý, trong số 49 ý kiến này có cả đề nghị mạnh mẽ của đại biểu đang làm việc tại ngành ngân hàng.
Kiên trì đề nghị chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế lý giải, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam và không khuyến khích người dân tích trữ ngoại tệ mà nên bán lại cho ngân hàng.
Khi người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay kim loại quý là một hình thức tự phòng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ. Việc không bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ và kim loại quý của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với các loại hình tài sản này.
Tuy nhiên, lý lẽ này chưa đủ thuyết phục nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Hiển đề nghị cả hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra giải thích cặn kẽ hơn về lý do bảo lưu quan điểm chỉ bảo hiểm cho đồng Việt Nam. Trong khi lượng ngoại tệ, vàng trong dân vẫn rất nhiều, sao không tận dụng để hút số tài sản này vào ngân hàng, để làm 1 kênh quản lý tốt hơn là để trôi nổi?
Còn theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì giải thích việc quy định như dự thảo luật không ảnh hưởng tới quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người dân là không thuyết phục. Do trên thực tế, dù là VND hay ngoại tệ, vàng đối với người gửi tiền đều là tài sản có giá trị như nhau.
Nếu không nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý thì thôi, còn đã nhận thì phải bảo hiểm như nhau để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, bà Mai rõ ràng quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng chưa đồng tình với lý giải của cơ quan thẩm tra.
Sau nhiều ý kiến trái chiều, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn được mời phát biểu, nhấn mạnh rằng quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi đối với VND nhằm mục đích quản lý ngoại hối, quản lý tỷ giá và tiến tới mục tiêu lâu dài chỉ sử dụng tiền đồng Việt Nam.
“Nếu cứ để hoài như hiện nay đến bao giờ làm được? Phải làm sao tiến tới mục tiêu lâu dài chỉ dùng tiền đồng Việt Nam. Thông lệ quốc tế cũng không có nước nào bảo hiểm tiền ngoại tệ cả. Họ cũng khuyến khích ta nên theo mô hình chi trả mở rộng với đồng nội tệ”, ông Tuấn nói.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số vấn đề lớn khác cũng được Ủy ban Kinh tế báo cáo tại phiên thảo luận. Theo đó, cơ quan này đề nghị để bảo đảm tính minh bạch và tạo lòng tin cho người dân, về lâu dài cần quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm cụ thể ngay trong luật và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu hạn mức trả tiền bảo hiểm hợp lý, phù hợp với chuẩn chung của khu vực và thông lệ quốc tế.
Còn trong điều kiện cụ thể của nước ta đang tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn nhỏ, đồng thời nhằm tăng tính linh hoạt điều hành, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị giao Thủ tướng Chính phủ quy định và điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
Với mô hình hoạt động, cơ quan thẩm tra đề nghị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng.
Mô hình này phù hợp với mục đích và sự cần thiết xây dựng luật cũng như phù hợp với đặc thù trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Theo Nguyên Vũ (VnEconomy)
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
10 suất nội bộ Caraworld Cam Ranh giá từ CĐT CK 28.8% – PKD 093 179 33 20
6 tỷ 663 triệu- 120m2
Cam Ranh, Khánh Hòa
Hôm nay
0931793***
VIP
33m2 - Không Lộ Giới- 4 Tầng - Cách HẺM XE TẢI 30M - Ngay Quận 3 - Nhỉnh 6 Tỷ!!
6 tỷ 800 triệu- 33m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0932062***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng chuyến du lịch 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán đất mặt tiền tỉnh lộ 15. 15241m2, 386m2 thổ cư. 10triệu/m2
10 triệu - 15241m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0926146***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, chính sách tiền tệ