Tổng kinh phí để phát triển Cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) đến năm 2030 ước tính khoảng 55,7 nghìn tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2030 khoảng 146,3 nghìn tỷ đồng.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo cuối kỳ Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước ở Cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, thông tin từ báo SGGP.

Phát biểu tại cuộc họp, Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) cho biêt, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước Cảng biển Sóc Trăng (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), trong đó trọng tâm là Cảng biển Trần Đề sẽ có tổng diện tích 4.960ha.

Diện tích quy hoạch bến cảng ngoài khơi là 960ha, diện tích khu dịch vụ, hậu cần cảng logistics, cảng trung chuyển hàng hoá phía bờ là 4.000ha. Các công trình thuộc cảng biển Trần đề bao gồm: Cầu vượt biển dài 18km, 15 cầu cảng, đê chắn sóng dài 8,3km.

Khi hoàn thành, cảng có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container 100.000 DWT hoặc lớn hơn và tàu hàng rời 160.000 DWT, công suất thiết kế từ 80 – 100 triệu tấn/năm (giai đoạn đến 2030 có công suất 30 – 35 triệu tấn/năm).

Quy hoạch tổng thể Cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Về kinh phí để phát triển Cảng biển Trần Đề, giai đoạn 1 (đến năm 2030) mức vốn nhu cầu là khoảng 55,7 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2 (sau năm 2030) sẽ cần khoảng 146,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để cảng hoạt động đủ công suất sẽ cần xây dựng thêm các công trình bổ trợ như kho xăng dầu, hạ tầng KCN sau cảng, luồng chuyên dùng,…

Dự kiến, trong tháng 7/2022, quy hoạch chi tiết Cảng biển Trần Đề sẽ được trình Bộ GTVT thẩm định.

Tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương đẩy mạnh thực hiện các thủ tục cần thiết để mời gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hóa đối với dự án quan trọng này. Đến thời điểm này đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dự án cảng biển nước sâu Trần Đề.

Bến cảng Trần Đề được định hướng quy hoạch nằm tại trung tâm vùng hạ lưu sông Hậu, kết nối đường thủy nội địa, đường bộ (QL60, QL1, QL91, 91C) thuận lợi đến các cảng và đầu mối logistics của vùng.

Cảng biển Sóc Trăng sẽ kết nối nhanh chóng tới các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về đường bộ trực tiếp với Quốc lộ Nam Sông Hậu hiện hữu, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến đường ven biển, tuyến đường Bắc - Nam. Về đường thủy, Cảng biển Sóc Trăng có vị trí thuận lợi kết nối liên vùng đồng bằng sông Cửu Long - Đông Nam Bộ, sông Hậu đi đến Campuchia.

  • Xây dựng Cảng biển Trần Đề tạo đòn bẩy để Sóc Trăng bứt phá

    Xây dựng Cảng biển Trần Đề tạo đòn bẩy để Sóc Trăng bứt phá

    Với đường bờ biển dài 72km và 3 cửa sông lớn là: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển Đông, Sóc Trăng có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế biển tổng hợp. Việc xây dựng cảng biển Trần Đề lúc này sẽ tạo đột phá cho toàn vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt là tỉnh Sóc Trăng.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.