Sân bay quốc tế Techo sẽ đi vào hoạt động kể từ ngày 9/9/2025.
Đây là sân bay quốc tế Techo.
Ông Sin Chansereyvutha, người phát ngôn Cơ quan Hàng không dân dụng Campuchia, mới đây xác nhận sân bay quốc tế Techo sẽ đi vào hoạt động kể từ ngày 9/9/2025. Trong khi đó, sân bay quốc tế Phnom Penh hiện tại sẽ đóng cửa từ đêm 8/9/2025.
Trước đó, theo tờ Khmer Times, ngày 7/7, ông Mao Havannal, lãnh đạo Ban Thư ký nhà nước về hàng không dân dụng Campuchia (SSCA), dẫn đầu nhóm công tác kỹ thuật đến kiểm tra tiến độ xây dựng và công tác chuẩn bị cho lễ khai trương sân bay quốc tế Techo.
Sân bay quốc tế Techo sẽ thay thế hoàn toàn sân bay quốc tế Phnom Penh hiện tại. Ảnh: Khmer Times
Người phát ngôn Cơ quan Hàng không dân dụng Campuchia xác nhận các hạng mục xây dựng chính của sân bay quốc tế Techo đã hoàn tất. Hiện nay, chỉ còn khâu vệ sinh, đào tạo nhân sự và hoàn thiện về hồ sơ giấy tờ. Đáng chú ý, sân bay quốc tế Techo đã được vinh danh là một trong 11 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới. Việc này khẳng định vị trí hàng đầu của sân bay về thiết kế sáng tạo cũng như phát triển bền vững.
Theo ông Sin Chansereyvutha, sân bay quốc tế Techo sẽ thay thế hoàn toàn sân bay quốc tế Phnom Penh hiện tại, đồng thời có công suất phục vụ lượng hành khách gấp 6 lần so với sân bay cũ.
Sân bay mới của Campuchia do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng
Sân bay quốc tế Techo được xây dựng trên diện tích 2.600 ha, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 19 km. Ảnh: Khmer Times
Trên thực tế, sân bay quốc tế Techo được xây dựng trên diện tích 2.600 ha, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 19 km. Sân bay này trải dài trên xã Prek Sleng (tỉnh Kandal) và một phần của thành phố Takhmao cùng huyện Bati (tỉnh Takeo). Techo được phân loại là sân bay loại 4F, cấp độ cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)
Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, sân bay quốc tế Techo do Trung Quốc đầu tư xây dựng. Dự án này được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, chưa bao gồm chi phí đất.
Sân bay quốc tế Techo có khả năng tiếp nhận các dòng máy bay cỡ lớn như Airbus A380-800 và Boeing 747-800. Lễ khánh thành chính thức sân bay này sẽ diễn ra vào ngày 20/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Sân bay quốc tế Techo được đầu tư bởi Công ty Đầu tư sân bay Campuchia. Dự án do Công ty TNHH Cục Công trình số 3 xây dựng Trung Quốc (CCTEB) xây dựng trên diện tích 2.600 ha.
Theo tờ Khmer Times, công ty đầu tư có tham vọng phát triển sân bay này trở thành sân bay lớn nhất và hiện đại nhất châu Á.
Dự án sân bay quốc tế Techo giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Ảnh: Khmer Times
Trong một chuyến thị sát công trường dự án sân bay quốc tế Techo vào ngày 12/3/2024, Thủ tướng Campuchia Hun Manet nói rằng, vào năm 2025, sân bay này sẽ được đưa vào hoạt động thương mại và đây sẽ là sân bay lớn nhất Campuchia.
Thủ tướng Campuchia cũng cho biết, sân bay quốc tế Techo là biểu tượng của hòa bình và phát triển ở Campuchia. Sân bay này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người dân Campuchia về lâu dài, cũng như tạo ra nhiều việc làm. Sân bay cũng sẽ là chất xúc tác cho sự tăng trưởng kinh tế, du lịch và phát triển hậu cần của quốc gia này.
Hình ảnh đồ họa sân bay quốc tế Techo. Ảnh: Phnom Penh Post
Sân bay quốc tế Techo sẽ có khả năng phục vụ 13 triệu hành khách mỗi năm trong giai đoạn đầu, 30 triệu hành khách trong giai đoạn thứ hai sau năm 2030 và sẽ lên tới 50 triệu hành khách trong giai đoạn thứ ba năm 2050, thay đổi hoàn toàn bộ mặt giao thông hàng không của đất nước này.
Để thực hiện được dự án sân bay quốc tế Techo, có gần 3.500 kỹ sư, nhân viên kỹ thuật tại chỗ đã được huy động, bao gồm lao động Campuchia và Trung Quốc.
Không chỉ tập trung vào quy mô, sân bay mới của Campuchia còn được xây dựng theo phong cách kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa của quốc gia này, đồng thời được thiết kế để tối ưu hóa năng lượng, hướng đến tiêu chuẩn xây dựng xanh và sử dụng năng lượng thấp.
Bài tham khảo nguồn: Khmer Times, The Nation
-
Cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc kêu gọi tung gói kích thích 209 tỷ USD
Trung Quốc nên tung ra gói kích thích mới trị giá lên tới 1.500 tỷ nhân dân tệ (tương đương 209 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và duy trì sự linh hoạt của đồng Nhân dân tệ, trong bối cảnh các biện pháp thuế quan của Mỹ đang gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế, theo đề xuất từ một nhóm học giả, bao gồm cả một thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
-
Trung Quốc ứng phó thuế quan của Mỹ như thế nào?
Một nhóm chuyên gia tính toán Trung Quốc sẽ cần tới 1,5 nghìn tỷ NDT (209 tỷ USD) cho các gói kích thích để bù đắp các thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra.
-
Starbucks Trung Quốc "gây sốt", được định giá tới 10 tỷ USD trong thương vụ bán cổ phần
Hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của chuỗi cà phê Starbucks (mã: SBUX) đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư, với các đề nghị mua lại cổ phần định giá đơn vị này lên tới 10 tỷ USD, theo nguồn tin từ CNBC ngày 9/7, trích dẫn những người am hiểu thương vụ.
theo Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường







