09/08/2020 1:30 PM
CafeLand – Hình thức nộp trực tiếp 2% phí bảo trì chung cư cho chủ đầu tư đang được đề xuất bãi bỏ để tránh tình trạng chủ đầu tư lạm dụng thậm chí chiếm đoạt sử dụng khoản tiền này sai mục đích.

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Trong đó có những đề xuất mới về việc thu và quản lý khoản phí bảo trì 2% tại các chung cư.

Chỉ nộp tiền qua tài khoản ghi trong hợp đồng

Theo quy định của Luật Nhà ở, người mua nhà có 2 phương thức để nộp kinh phí bảo trì là nộp trực tiếp vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng mua bán, hoặc nộp cho chủ đầu tư và chủ đầu tư chuyển vào tài khoản kinh phí bảo trì.

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hình thức nộp tiền trực tiếp cho chủ đầu tư tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tranh chấp. Thực tế đã có rất nhiều chủ đầu tư sau khi thu khoản tiền này của cư dân đã sử dụng vào mục đích khác. Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ hình thức nộp tiền này.

Cụ thể, theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 36 như sau:

Thứ nhất, người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầu tư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở; khoản kinh phí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này). Chủ đầu tư phải mở một tài khoản vốn chuyên dùng có kỳ hạn tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua, chủ đầu tư nộp theo quy định.

Chủ đầu tư phải ghi thống nhất tài khoản đã mở theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư ký với khách hàng (bao gồm số tài khoản, tên tài khoản và tên tổ chức tín chức tín dụng nơi mở tài khoản này); người mua, thuê mua trước khi nhận bàn giao nhà ở phải nộp 2% kinh phí bảo trì theo quy định vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng này; nếu chủ đầu tư không thu kinh phí này mà vẫn bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư cho người mua, thuê mua thì chủ đầu tư phải nộp khoản kinh phí 2% này".

Nguồn cơn các cuộc tranh chấp nảy lửa

Mới đây, 4 toà nhà thuộc dự án chung cư 4S Linh Đông (quận Thủ Đức, TP.HCM) đỏ rực với hàng trăm băng rôn được treo dọc lan can các căn hộ chung cư. Trong số nội dung được cư dân phản ánh có khoản bức xúc về việc quản lý và minh bạch khoản phí bảo trì tại chung cư này.

Được biết, chung cư 4S Linh Đông do Công ty Trường Thành Lộc làm chủ đầu tư gồm có 4 toà nhà A, B, C, D với tổng số 1114 căn hộ và 40 căn thương mại. Dự án hoàn thiện và bắt đầu bàn giao nhà cho cư dân vào ở từ năm 2016. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa bàn giao sổ hồng cho cư dân cùng với đó là việc thiếu minh bạch trong quản lý quỹ bảo trì của dự án.

Trên thực tế, quỹ bảo trì nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp. Bởi một số dự án quỹ bảo trì lên đến hàng trăm tỉ đồng khiến chủ đầu tư cố tình chiếm đoạt sử dụng cho mục đích khác. Mặt khác, tình trạng các ban quản trị sau khi tiếp nhận quỹ bảo trì thì sử dụng không minh bạch, lạm chi khiến cư dân không khỏi bức xúc.

Theo Bộ Xây dựng, tính đến tháng 3/2020 có khoảng 70 nhà chung cư có tranh chấp liên quan đến khoản tiền kinh phí bảo trì 2%. Tại nhiều chung cư, khoản tiền này có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Đây là những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất thời gian qua.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản từng cho biết, Luật Nhà ở 2014 đã quy định rõ, khi chưa có ban quản trị thì chủ đầu tư phải lập một tài khoản quản lý quỹ bảo trì của cư dân. Phải công khai số tài khoản, ngân hàng để cư dân biết để có thể nộp tiền và hay tự chuyển tiền vào tài khoản. Một khi chung cư đã có Ban quản trị thì trách nhiệm của chủ đầu tư phải bàn giao lại tài khoản quỹ bảo trì cho ban quản trị quản lý.

  • Quỹ bảo trì chung cư làm "nóng" nghị trường

    Quỹ bảo trì chung cư làm "nóng" nghị trường

    CafeLand - “Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn chủ đầu tư chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng lại không bị xử lý trong khi tội phạm đã hoàn thành và đang kéo dài”, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) đặt vấn đề với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà về tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì, thổi bùng tranh chấp với cư dân hiện nay.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

    Với các hành vi lấn chiếm đất đai của người khác sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm. Vậy, quy định cụ thể về mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đai thế nào?...

  • Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Xử lý thế nào khi bị hàng xóm lấn chiếm đất?

    Tình trạng lấn chiếm đất với hộ liền kề là tranh chấp đất đai khá phổ biến hiện nay. Vậy, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, cần phải làm gì được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?...

  • Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Suýt bán căn hộ mới mua vì mâu thuẫn gia đình

    Sau 5 năm chật vật thuê trọ, vợ chồng tôi vừa mua được một căn hộ nhỏ tại TP.HCM, nhưng rồi suýt phải vội bán vì mâu thuẫn gia đình. 

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.