“Khai thông vốn cho DN bằng cách nào?”là nội dung chính của buổi hội thảo “Nguồn vốn nào cho kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng” diễn ra sáng nay 16/12 tại Hà Nội.

Cách nào để có vốn rẻ?

Các NHTM có thể tư vấn cho DN miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả - Ảnh: Hoài Nam

Bài học kinh nghiệm chống lại khủng hoảng

Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đám phán WTO của Việt Nam, điều trước tiên các DN nên làm khi khủng hoảng xảy ra là cần xem xét lại toàn bộ quá trình sản xuất - kinh doanh, xác định lại nên cắt giảm, giữ lại hay bán đi bộ phận, đơn vị nào.

Thứ hai là cân đối lại nguồn vốn, nhiều DN phát triển tăng trưởng quá nhanh, trong khi không có quản lý rủi ro. Cần tăng vòng quay vốn lên nhanh hơn nữa. Thị trường chững lại, thì điều quan trọng là hàng bán càng nhanh càng tốt.

Thứ ba là xem lại quá trình sản xuất, không ít công ty tồn kho nhiều, dẫn đến đọng vốn. Bài học từ Hãng Canon của Nhật cho thấy, hãng này trước đây để lượng bao bì tồn kho khoảng 1 tuần. Nay theo cơ chế mới, chỉ để tồn kho 1 ngày và quay vòng vốn nhanh lên trông thấy.


Cách nào để có vốn rẻ?

“Khi thị trường đi lên thì DN phải làm nhiều, làm nhanh để chiếm lĩnh thị phần, còn bây giờ càng làm nhiều càng chết nhanh”.

Ông Lương Văn Tự

Thứ tư, thị trường khó khăn cũng là lúc các DN nên tận dụng tái cơ cấu lại, giảm bớt đầu tư, đào tạo lại đội ngũ nhân viên, chờ thị trường đi lên để chớp cơ hội.

Để khai thông nguồn vốn, DN cần tính đến việc cơ cấu lại vốn vay ngân hàng. Nếu khoản vay quá hạn thì lãi suất bằng 150% lãi suất hợp đồng, do đó phải cơ cấu lại vốn. Thực chất đây là đảo nợ khi DN tìm kiếm nguồn để nộp vào khoản vay cũ.

Trong bối cảnh này thì các DN cũng phải tính đến chuyện mở rộng ra bên ngoài. Ví dụ, một số DN cà phê, vay ngân hàng trong nước hết hạn mức đã lập Văn phòng đại diện ở Singapore để vay vốn với lãi suất thấp hơn.

DN phải tự cứu mình

Theo TS. Nguyễn Đại Lai, Phó giám đốc Trung tâm thông tin Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, trước hết các DN phải tự cứu mình trước khi cầu cứu tới ngân hàng, Nhà nước.

Chuyên gia kinh tế này đề xuất hai nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất, các hiệp hội nghề nghiệp phải được pháp luật cho bổ sung các chức năng tổ chức hình thành các định chế quỹ đầu tư hoặc công ty tài chính liên danh từ vốn đóng góp của các DN thành viên, phát hành chứng chỉ quỹ hay trái phiếu công ty liên danh, để thu hút vốn đầu tư trên TTCK khi có phương án khả thi.

Các DN có quan hệ đầu vào, đầu ra ổn định, có chung hiệp hội nghề nghiệp, có thể phát hành các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong phạm vi thời hạn thoả thuận (gọi là tín dụng thương mại) để hữu dụng hoá nguồn vốn bằng giá trị hàng hoá “gối đầu” nhàn rỗi tạm thời của từng bên.

Nhóm giải pháp thứ hai liên quan đến quan hệ tín dụng giữa DN và ngân hàng. Theo đó, các NHTM có thể tư vấn cho DN miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời liên danh với DN để tham gia tài trợ cho DN thực hiện các dự án sản xuất, dịch vụ đã xác định rõ tính khả thi. Thậm chí, cần phát triển tín dụng tiêu dùng để kích hoạt cho khu vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Các NHTM nên có chính sách ưu đãi lãi suất với nhóm khách hàng thường xuyên có tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn với số lượng tương đối lớn ổn định (ví dụ từ 0,3 tỷ đồng trở lên) tại ngân hàng của mình, theo hướng tổng chênh lệch lãi suất ròng của NHTM với khách hàng đích danh đó không lớn hơn một tỷ lệ phần trăm nào đó (ví dụ không quá 2,5 - 3%) so với tổng tiền gửi bình quân của DN đó tại ngân hàng.

Hiệp hội Ngân hàng nên thành lập một công ty mua bán nợ hoặc công ty môi giới mua bán nợ để khai thác các khoản vốn phải thu - phải trả chưa đáo hạn của NHTM này bán cho NHTM khác để bên bán tạo được vốn tức thời ngay trước khi đáo hạn và giảm tải cho thị trường tín dụng liên ngân hàng, bên mua vừa giảm được chi phí giải ngân, vừa đóng vai trò “tiếp quản” mọi quyền lợi của khoản nợ tới ngày đáo hạn và xử lý rủi ro (nếu có) do món nợ đó để lại…


Không nên bắt các ngân hàng đi chung một đôi giày

TS. Nguyễn Đại Lai, Phó giám đốc Trung tâm thông tin Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước

Cách nào để có vốn rẻ?

Không nên bắt tất cả các NHTM phải đi chung một đôi giày. Việc hạ lãi suất cho vay có thể điều tiết bằng các công cụ và chính sách chứ không nên dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp.


Ngân hàng Nhà nước có thể dùng nhiều biện pháp kỹ thuật như dự trữ bắt buộc, thị trường mở… để điều chỉnh lãi suất cho vay của các ngân hàng. Nếu làm tốt khâu “đầu ra” thì giá đầu vào, tức lãi suất huy động sẽ tự động giảm theo mà không cần phải dùng “trần” để khống chế.


Các công cụ của thị trường nên trả lại cho thị trường và công cụ hành chính phải sử dụng nghiêm minh, công khai, minh bạch thì vấn đề vốn cho nền kinh tế sẽ vận động theo đúng nguyên lý “bình thông nhau”.


Theo Nguyễn Quang (ĐTCK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tai chinh