Một quỹ tín dụng, do một cựu Giám đốc danh mục đầu tư Lehman Brothers lãnh đạo, đã hứng chịu một cú sốc lớn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, qua đó làm tiêu tan những gì đã kiếm được trong nhiều năm.
Tính đến tháng 5, quỹ đầu tư L&R Capital’s Asia Credit Alpha có trụ sở tại Hong Kong, một quỹ đầu cơ với hơn một nửa hoạt động tập trung vào thị trường Trung Quốc, đã chứng kiến lợi nhuận giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước, theo các tài liệu.
Quỹ đầu tư này, do cựu giám đốc danh mục đầu tư của Lehman Brothers, Li Ran, dẫn đầu, tiếp tục chứng kiến giá trị các khoản đầu tư giảm 4% trong tháng 6. Các tài liệu chỉ ra rằng hiệu suất hoạt động sụt giảm trong thời gian gần đây sẽ chấm dứt chuỗi 4 năm tăng lãi liên tiếp của quỹ kể từ khi được thành lập.
Theo nguồn tin, khoản lỗ của quỹ đầu tư này một phần là do tiếp xúc với các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khi thị trường bất động sản quốc gia này đang lao dốc, dẫn đến việc các đơn vị liên quan đến ngành này gặp rất nhiều khó khăn.
Các tài liệu cho thấy tỷ lệ tiếp cận của quỹ đối với ngành bất động sản nói chung đã giảm xuống 22% vào cuối tháng 5 từ mức 33% vào đầu năm nay. Lộ trình hoạt động của L&R cho thấy ngay cả những nhà quản lý đầu tư dày dạn kinh nghiệm cũng đang phải vật lộn để điều hướng cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản đang lan rộng của Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản, một ngành trụ cột của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã lao dốc trong suốt một năm qua, xuất phát từ việc các doanh nghiệp gặp khó khi thanh toán các khoản vay trái phiếu từ nước ngoài cũng như đại dịch Covid-19 khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ, qua đó chậm trễ trong việc bàn giao tài sản.
Prudence Investment Management, một quỹ đầu cơ có trụ sở tại Hong Kong chuyên về đầu tư tín dụng liên quan đến Trung Quốc, đã chứng kiến giá trị các khoản đầu tư từ quỹ hàng đầu của mình giảm 2,5% vào cuối tháng 6, một hiệu suất được các chuyên gia miêu tả là “tốt”, theo các tài liệu được công bố.
Một số nguồn tin thân cận cho biết quỹ đã cố gắng bù đắp một số khoản lỗ sau tháng 3 khi trung lập hơn với lĩnh vực bất động sản và đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác.
Môi trường đầu tư thách thức nhất trong 10 năm
Kenny Chung, Giám đốc danh mục đầu tư của Astera Capital Partners, công ty quản lý quỹ đầu cơ có thu nhập cố định có trụ sở tại Hong Kong cho biết “môi trường đầu tư hiện tại ở Trung Quốc là thách thức nhất trong vòng 10 năm qua”.
Các khoản đầu tư của quỹ Astera Capital Partners đã tăng trưởng 4,2% vào tháng 6, chủ yếu được hưởng lợi từ việc bán ròng cho các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vào đầu năm và đa dạng hóa danh mục đầu tư sang các thị trường ngoài Trung Quốc.
Các quỹ tương hỗ (ETF) cũng hứng chịu thiệt hại
10 quỹ tương hỗ có lợi suất lớn nhất châu Á đã công bố khoản lỗ khổng lồ, tất cả đều trên 25% vào cuối tháng 6, một phần bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc của họ với các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, theo dữ liệu do Morningstar tổng hợp.
Quỹ lợi nhuận cao châu Á Fidelity đã chứng kiến quy mô giảm 40% trong năm nay xuống còn 2,4 tỷ USD vào cuối tháng 6, khi lợi nhuận của quỹ giảm 34,2% trong nửa đầu năm 2022. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ này ở Trung Quốc ở mức khoảng 31% vào cuối tháng 6, so với gần 38% vào cuối tháng 12/2021.
“Trước khi các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc sụp đổ, tất cả quỹ có lợi suất cao ở châu Á đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực này. Họ đã kiếm được rất nhiều tiền. Giờ đây, các quỹ này đang cố gắng giảm tương tác với ngành bất động sản Trung Quốc”, Patrick Ge, nhà phân tích cấp cao của Morningstar cho biết.
-
Ngành bất động sản Trung Quốc tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng
Việc khách hàng đe dọa dừng trả nợ ngân hàng đối với các dự án chậm bàn giao nhà đang làm cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản Trung Quốc thêm trầm trọng.
-
Trung Quốc lập quỹ 44 tỷ USD cứu ít nhất 12 tập đoàn bất động sản thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ
Hãng tin tức tài chính REDD đưa tin hôm thứ Hai 26/7 rằng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc tuần trước đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bất động sản trị giá lên tới 300 tỷ nhân dân tệ (44,4 tỷ USD) để hỗ trợ ít nhất 12 tập đoàn bất động sản, trong đó có China Evergrande Group, giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...