Thông báo được đưa ra bởi Bộ Thương mại, Đầu tư và Công nghiệp Malaysia (MITI), sau quá trình rà soát thuế đối với sản phẩm thép cán nguội hoặc thép không hợp kim có chiều rộng trên 1.300mm nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Theo quyết định này, MITI tiếp tục áp thuế đối với các nhà sản xuất mặt hàng này của Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, toàn bộ các nhà sản xuất và xuất khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam được dỡ bỏ thuế và chấm dứt điều tra liên quan đến hành vi bán phá giá.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam
Cụ thể, 3 nhà sản xuất thép của Trung Quốc gồm Công ty TNHH Thép Angang, Công ty TNHH Sắt thép Maanshan và Công ty TNHH Sắt thép Shougang Jingtang chịu mức thuế từ 4,82% đến 8,74%. Các nhà sản xuất/xuất khẩu sắt, thép khác của Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 26,38%.
Tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu của Nhật Bản chịu mức thuế 26,39%. Các mức thuế này có hiệu lực trong 5 năm từ 23/6/2025 đến 22/6/2030.
Với Việt Nam và Hàn Quốc, MITI quyết định dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 23/6/2025.
Trước đó, ngày 24/12/2024, Malaysia đã khởi xướng rà soát hành chính về thời hạn kết thúc thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép cuộn cán nguội có chiều rộng hơn 1.300mm - không bao gồm thép lá đen cán nguội dùng để tráng thiếc, hàng hóa nhập khẩu cho ngành ô tô và tấm tản nhiệt dùng cho máy biến áp.
Mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép nhập khẩu lần đầu tiên được Malaysia áp dụng vào năm 2015 và được gia hạn vào năm 2020, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của nước này khỏi các hoạt động thương mại không công bằng và tình trạng phá giá của những nhà sản xuất nước ngoài.
MITI cho biết, đợt xem xét được tiến hành theo Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại Thế giới và Đạo luật Thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá năm 1993 của Malaysia.
Việc Malaysia quyết định dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với thép Việt Nam là tín hiệu tích cực, giúp mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường xuất khẩu khu vực Đông Nam Á. Đây được đánh giá là “cơ hội vàng” để doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần trong khu vực.
-
Diễn biến lạ tại quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới
Trung Quốc - quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới vừa ghi nhận cú giảm sốc trong tháng 5/2025, thời điểm vốn được xem là mùa cao điểm của ngành xây dựng.
-
Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Malaysia đạt 20 tỷ USD
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 chiều ngày 25/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại Phủ Thủ tướng.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp cần phát huy sứ mệnh kết nối ASEAN và Việt Nam - Malaysia
Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự chương trình "Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Malaysia", do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Phòng Thương mại & Công nghiệp Malaysia tổ chức.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....