Các đại biểu nhất trí xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Cà Mau sau hợp nhất - Ảnh: VGP/LS
Tại hội nghị, các ý kiến đại biểu hầu hết đều thống nhất các đề án theo tờ trình của Tổ Công tác tham mưu xây dựng Đề án hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau. Các chức danh lãnh đạo các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị được hầu hết đại biểu đồng ý với số lượng đề án đề xuất, trong thời gian tối đa 5 năm kể từ khi đề án được phê duyệt, sẽ sắp xếp số lượng cấp phó theo quy định của Trung ương.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét theo hướng mở để có thể tăng thêm các chức danh cấp phó nhằm tạo điều kiện ổn định về tư tưởng cũng như hoạt động của các đơn vị sau sáp nhập. Đối với việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở lại làm việc tại Bạc Liêu, cũng như đến làm việc tại Cà Mau, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng cần phải xem xét cụ thể hoàn cảnh gia đình, đồng thời cũng rà soát số lượng cần phải bổ sung, bố trí bao nhiêu để phù hợp cho việc đi hay ở lại.
Cho ý kiến đối với các kịch bản kinh tế và hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của tỉnh Cà Mau (sau hợp nhất) giai đoạn 2026-2030, các đại biểu đều thống nhất với phương án kịch bản kinh tế cao, đồng thời đề nghị cũng cần phải rà soát thật sự kỹ lưỡng các chỉ tiêu để cho đúng và sát với thực tiễn của địa phương, góp phần đưa tỉnh Cà Mau đạt tăng trưởng hai con số theo đúng chỉ đạo của Trung ương.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đánh giá cao tinh thần tích cực của Ban chỉ đạo thực hiện nội dung trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: “Hợp nhất phải đúng với mục tiêu tinh gọn, phải xem đây là cuộc cách mạng, với những quyết tâm cao và đây cũng là thời điểm, là cơ hội để tiến hành sắp xếp tinh gọn để tiến tới cho các mục tiêu tiếp theo”.
Thống nhất cao với kịch bản tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tăng trưởng hai con số, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu đề nghị cần phải đưa ra những phương án, dự án cụ thể góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong nhiệm kỳ tới.
Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Nguyễn Hồ Hải biểu dương tinh thần làm việc trách nhiệm cao của thành viên Ban chỉ đạo xây dựng đề án góp phần không nhỏ vào việc xây dựng các đề án, đến hôm nay cơ bản đã hoàn thành công việc.
Ban chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại hội nghị để hoàn chỉnh đề án, đến ngày 30/5 báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ của 2 tỉnh.
-
Quảng Trị yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường bất động sản trong quá trình sáp nhập
UBND tỉnh Quảng Trị vừa phát đi Công văn số 2161/UBND-KT chỉ đạo về việc phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
-
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM và Cần Thơ, được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.
-
Thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ sau thông tin sáp nhập
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1 giá bất động sản tiếp tục xu hướng tăng, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ tại một số địa phương sau thông tin sáp nhập, đặt cơ quan hành chính mới.






-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...
-
Chính thức có bảng danh mục, mã số của 34 tỉnh thành, 3.321 cấp xã mới
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2025/QĐ-TTg về Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
-
Danh sách 29 Thuế cơ sở và 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM từ 1/7
Vừa qua, Cục Thuế đã công bố 29 Thuế cơ sở tại TP.HCM kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT ngày 30/6/2025; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM kèm theo Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 ngày 27/6/2025....