Theo một nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, có đến 25% doanh nghiệp khó tiếp cận với những hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về thủ tục xin cấp phép xây dựng.
Việc cấp phép xây dựng đang phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các cấp thừa hành.
Buộc phải vi phạm
Cũng theo nghiên cứu trên của VCCI thì trong số 10.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có khoảng 15,5% doanh nghiệp cho biết nhận được xây dựng muộn và 10,3 % doanh nghiệp phải chờ đợi trên 2 tháng. Theo quy định hiện hành về thời gian tối đa giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng là 30 ngày kể từ khi có hồ sơ hợp lệ.
Không như các doanh nghiệp vốn có bộ phận pháp chế thực hiện các thủ tục hành chính, người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM khi xin cấp phép xây dựng còn gặp phải những khó khăn gấp bội.
Anh Hòe, một chủ cơ sở thẩm mỹ tại TP HCM cho biết hồi cuối năm 2019, anh có mua được 1 mảnh đất ở quận 12 và gom góp vốn liếng để xây dựng nhà vừa làm chỗ ở vừa làm cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu xin giấp phép xây dựng, anh mới thấy đúng là “khó như lời đồn”.
“Mất gần 3 tháng ngược xuôi lo hồ sơ, giấy tờ hồ sơ phát sinh thiếu cái này, sai cái kia trong khi nhà cũ đã bán đang phải đi ở thuê, không kiên nhẫn được vợ chồng tôi đành phải đánh liều xây dựng trước và sau đó có bị thanh tra xây dựng quận xuống phạt hơn 20 triệu đồng”- anh Hòe chia sẻ.
Được biết, TP.HCM từng chọn quận 7 để thí điểm thực hiện rút gọn quy trình cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ 15 ngày xuống còn 3 ngày. Tuy nhiên, theo người dân phản ánh khi đi làm thủ tục họ vẫn gặp phải không ít phiền hà, phải bổ sung hồ sơ liên tục.
Lắng nghe để cải cách
Vừa qua, việc Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 được xem là một trong những cải cách quy định pháp luật quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, thủ tục cấp phép xây dựng đang được thông thoáng hơn, tuy nhiên thực tiễn việc xin thủ tục giấy phép xây dựng vẫn vướng cấp thừa hành.
Về việc này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh từng cho rằng, việc trao đổi ý kiến và tiếp nhận thông tin phản hồi từ người dân và doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách và các quy định, các thủ tục hành chính là rất quan trọng. Nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cắt giảm nhiều thủ tục hành chính hơn nữa, chính là lý do để các cơ quan nghiên cứu tổ chức việc rà soát, thu thập ý kiến phản hồi từ cơ sở.
Còn theo đại diện nhóm nghiên cứu của VCCI thì dù Luật Xây dựng sửa đổi đã có một số điểu chỉnh tích cực như mở rộng đối tượng miễn giấy phép xây dựng, tích hợp thẩm định thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng,… Tuy nhiên, hiệu quả thực tế lại phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các cấp thừa hành chính sách.
Giải pháp hiệu quả lúc này là đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến về cấp phép xây dựng trên Cổng thông tin dịch vụ công quốc qia với vai trò chủ đạo của Bộ Xây dựng và sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương.
-
Cấp giấy phép xây dựng: Luật “gỡ”, địa phương vẫn “buộc”
Tình trạng xây dựng không phép, sai phép từng xảy ra tràn lan khắp TP.HCM từ trung tâm đến vùng ven có một phần nguyên nhân từ thủ tục xin phép quá nhiêu khê.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...