Nhiều địa phương đang tích cực bổ sung thêm nhiều KCN mới với diện tích lớn
Sự phát triển này được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các chính sách thu hút đầu tư quyết liệt của Chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, nhu cầu về quỹ đất công nghiệp ngày càng tăng, kéo theo việc mở rộng và bổ sung nhiều KCN mới trong các quy hoạch địa phương. Đặc biệt, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang chủ động đẩy mạnh quy hoạch thêm các KCN mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và gia tăng khả năng cạnh tranh.
Ngày 17/2/2022, Bắc Giang là địa phương đầu tiên được phê duyệt quy hoạch và đến ngày 31/12/2024, TP. Hồ Chí Minh là địa phương cuối cùng trong tổng 63 địa phương đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là căn cứ quan trọng, định hướng phát triển kinh tế - công nghiệp rõ ràng của từng địa phương.
Trong quy hoạch mới, từng địa phương đều đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển diện tích đất công nghiệp nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất. Đáng chú ý, nhiều địa phương không chỉ dừng lại ở việc mở rộng KCN hiện hữu mà còn tích cực bổ sung thêm nhiều KCN mới với diện tích lớn, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Việc bổ sung các KCN mới không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam đối với các quốc gia khác trong cùng khu vực.
Bên cạnh 221 KCN quy hoạch phát triển mới, nhiều tỉnh/thành phố khác cũng đã điều chỉnh quy hoạch và mở rộng quỹ đất công nghiệp trên những khu công nghiệp đã thành lập cũ. Việc này không chỉ giúp thu hút đầu tư mà còn tạo ra sức hút lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Xu hướng phát triển các KCN mới không chỉ diễn ra tại các trung tâm công nghiệp truyền thống mà còn lan rộng ra nhiều địa phương mới nổi, tạo ra sự phát triển đồng đều trên cả nước.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, việc nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời về các KCN là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Cuốn “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam - Quy hoạch phát triển đến năm 2030” sẽ là nguồn tài liệu không thể thiếu, cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về 221 KCN quy hoạch mới, 22 KCN điều chỉnh quy hoạch, và 76 KCN phát triển mở rộng.
Với cái nhìn tổng quan và “bản đồ” chi tiết, cuốn sách không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin về các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên khắp Việt Nam, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn. Đây chính là cẩm nang không thể bỏ qua cho những ai quan tâm đến thị trường bất động sản công nghiệp – một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ tới.
-
TP.HCM muốn có thêm 10 khu công nghiệp mới với diện tích khoảng 2.465 ha
Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đề xuất bổ sung 10 KCN mới với diện tích khoảng 2.465 ha vào Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.








-
Việt Nam vượt hàng loạt quốc gia, chỉ xếp sau Singapore về hiệu suất đầu tư trung tâm dữ liệu
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến chiến lược trong làn sóng đầu tư trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
-
Giá thuê bất động sản công nghiệp Việt Nam tăng 70% sau 6 năm
Dù giá thuê bất động sản công nghiệp năm 2025 đã tăng 70% so với năm 2019 nhưng mức giá này vẫn rất hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực.
-
Singapore sẽ mở thêm nhiều khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam
Chiều 25/6, bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong....