03/04/2017 7:48 AM
Theo TS. Nguyễn Hữu Hiểu, Giảng viên Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, quá trình xây dựng, vận hành khai thác các dự án BOT đã bộc lộ một số vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác điều hành chứ không phải do bản chất của BOT.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường, qua thực tiễn triển khai các dự án BOT cho thấy, cần thiết phải rà soát, đánh giá và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phù hợp với thực tiễn, tạo khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi trong triển khai các dự án; đồng thời, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân khi thực hiện dự án đối tác công - tư.
Qua thực tế thực hiện và kết quả rà soát, suất vốn đầu tư các dự án, trình tự thực hiện còn một số bất cập như: Quy trình xác định vị trí trạm thu phí Theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TTBTC và Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trạm thu phí phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường thì trước khi xây dựng trạm thu phí, Bộ GTVT thống nhất ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính quyết định.
Theo TS. Nguyễn Hữu Hiểu, Giảng viên Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, bên cạnh những lợi ích do BOT mang lại, quá trình xây dựng, vận hành khai thác các dự án đã bộc lộ một số vấn đề khiến hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án này chưa đạt như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác điều hành chứ không phải do bản chất của hình thức đầu tư BOT.
Đường BOT đoạn tránh thị xã Hồng Lĩnh đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo đó, nguyên tắc thị trường bị vi phạm do người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng đường và đóng phí BOT. Bởi vậy, các cơ quan nhà nước phải đứng về phía quyền lợi của người dân để đánh giá, lựa chọn các công trình đầu tư. Chính vì nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng nên các dự án BOT gây bức xúc trong dư luận về mức thu, thời gian thu, việc quyết toán công trình xây dựng, chi phí xây dựng. Trong nhiều trường hợp, cơ quan nhà nước lại biểu lộ quan điểm nghiêng về phía các nhà đầu tư, thậm chí có cơ quan nhà nước còn phản đối Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán dự án BOT.
TS. Nguyễn Hữu Hiểu đặt câu hỏi cơ sở tổng mức đầu tư để xác định phí BOT liệu đã chính xác? Hay tổng mức đầu tư đã được nâng lên do năng lực yếu kém và/hoặc sai phạm của chủ đầu tư để mức phí được xác định cao hơn con số thực? Hơn nữa, thực tiễn cũng cho thấy không ít trạm thu phí được xây dựng không đúng, thực hiện thu phí đối với cả người dân không sử dụng công trình BOT, hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí quá gần nhau.
Nhiều trường hợp nhà đầu tư đề xuất mức tăng phí thiếu cơ sở, gây gánh nặng cho người dân. Nhiều trường hợp người dân vẫn phải trả phí cho việc sử dụng những con đường chất lượng thấp và còn xảy ra tình trạng tắc đường tại các trạm thu phí. Tại đây quyền lợi của người dân không được đảm bảo, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những bức xúc trong dư luận thời gian qua về dự án BOT.
TS Hiểu cho rằng việc xác định thời gian hoàn vốn thiếu cơ sở khoa học dẫn đến kết quả thời gian nộp phí của người dân dài hơn cần thiết. Không ít chủ đầu tư chỉ đếm lưu lượng xe trong một số ít ngày từ đó xác định mức lưu lượng xe trung bình làm căn cứ xác định thời gian hoàn vốn, như thế thiếu chính xác và không có tính thuyết phục. Bởi lượng xe qua trạm thu phí còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian, mùa vụ.
Để các công trình giao thông thực hiện theo hình thức BOT phát huy hiệu quả cao hơn, TS. Nguyễn Hữu Hiểu cho rằng cần tăng cường công tác đánh giá sự cần thiết phải triển khai xây dựng công trình kết cấu hạ tầng dưới hình thức; Nâng mức tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án BOT; Tăng cường hoạt động giám sát chất lượng công trình Việc giám sát chất lượng công trình thời gian qua cũng có phần bị buông lỏng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán các dự án BOT; Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Thời gian qua đầu tư và khai thác các công trình giao thông BOT.
Do đó, việc các nhà đầu tư đồng loạt tuyên bố rút chạy khỏi các dự án BOT liệu có phải như một phản ứng tức thời khi một loạt khuất tất của các dự án BOT lớn bị Kiểm toán Nhà nước phát hiện và đề nghị xử lý. Chuyên gia cho rằng không thể vì những dộng thái rút chạy hàng loạt của nhà đầu tư mà cơ quan quản lý phải nương nhẹ trong việc xử lý các vấn đề đã được chỉ rõ cũng như siết chặt giám sát, tăng cường minh bạch đối với các dự án mới.
  • BOT gây bức xúc do giám sát, điều hành dễ dãi?

    BOT gây bức xúc do giám sát, điều hành dễ dãi?

    Theo TS. Nguyễn Hữu Hiểu, Giảng viên Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, quá trình xây dựng, vận hành khai thác các dự án BOT đã bộc lộ một số vấn đề. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác điều hành chứ không phải do bản chất của BOT.

Hiền Anh (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.