Hiện nay, cả nước có 63 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất lò nung khoảng 2.500 tấn clinker/ngày, thế nhưng mới chỉ có 35 dây chuyền đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng.
Để đảm bảo an toàn về môi trường, Bộ Xây dựng vừa có văn bản 75/BXD-VLXD, gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc các công ty, doanh nghiệp lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng.
Bộ Xây dựng đôn đốc các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 63 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất lò nung khoảng 2.500 tấn clinker/ngày; trong đó đã có 35 dây chuyền đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng và đi vào hoạt động, với tổng công suất phát điện đạt khoảng 255 MW.
Trên thực tế, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng đã giảm được 25-30% chi phí điện năng cho sản xuất xi măng.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, vẫn còn 28 dây chuyền sản xuất xi măng với công suất lò nung khoảng 2.500 tấn clinker/ngày chưa lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 (tại Phụ lục I quy định “Đến năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải”), Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra các công ty chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải đảm bảo thời gian theo quy định.
Danh sách các tỉnh, thành phố có trách nhiệm đôn đốc các công ty, doanh nghiệp có nhà máy xi măng ở trên địa bàn lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải đảm bảo thời gian theo quy định, bao gồm: Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Phước, Tây Ninh.
-
18 doanh nghiệp xi măng nào của Việt Nam bị Philippines khởi xướng điều tra tự vệ?
Trong danh sách 38 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng vào Philippines do Cục Hải quan Philippines cung cấp cho cơ quan điều tra, có tới 18 doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2019 - 2024, có những thời điểm xi măng Việt Nam chiếm 98% trong tổng lượng xi măng nhập khẩu vào thị trường này.
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.
-
Vừa bước sang năm 2025, nhiều nhà sản xuất xi măng đồng loạt tăng giá bán thêm 50.000 đồng/tấn
Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, The Vissai, Tân Thắng... là những thương hiệu xi măng công bố điều chỉnh tăng giá thêm 50.000 đồng/tấn xi măng ngay từ đầu năm 2025.