Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới đây, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng thống nhất bổ sung 2 dự án Sân bay Long Thành và đường Vành đai 3 TP.HCM vào danh mục các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù về vật liệu xây dựng theo nguyên tắc thực hiện đúng các quy định về cơ chế đặc thù, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện các thủ tục bổ sung 2 dự án áp dụng cơ chế đặc thù về vật liệu xây dựng để báo cáo Quốc hội.
Đây là bước cần thiết nhằm đảo bảo nguồn cung vật liệu cho hai dự án, đảm bảo tiến độ thi công theo đúng kế hoạch.
Sân bay Quốc tế Long Thành là một dự án hạ tầng quan trọng của Việt Nam, được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về phía đông. Dự án nhằm giảm tải cho Sân bay Tân Sơn Nhất và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng của khu vực phía Nam.
Dự án được chia thành ba giai đoạn với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 16 tỷ USD:
Giai đoạn 1 (2021 – 2026): Xây dựng một nhà ga hành khách và một đường băng dài 4.000 m, rộng 60 m, với công suất phục vụ 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Giai đoạn này dự kiến hoàn thành vào nửa đầu năm 2026.
Giai đoạn 2 (2026 – 2035): Mở rộng thêm một nhà ga và một đường băng thứ hai, nâng công suất lên 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Giai đoạn 3 (sau 2035): Hoàn thiện toàn bộ dự án với bốn nhà ga và bốn đường băng, đạt công suất tối đa 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam và một trong những sân bay lớn nhất thế giới.
Tính đến tháng 2 năm 2025, dự án đã hoàn thành phần lớn công tác san lấp mặt bằng và đang tiến hành xây dựng các hạng mục chính như nhà ga hành khách và đường băng. Tuy nhiên, dự án cũng gặp phải một số khó khăn. Một trong số đó là thiếu hụt nguồn vật liệu đất đắp, đá xây dựng.
Trong khi đó, đường Vành đai 3 TP.HCM là một dự án giao thông quan trọng, nhằm kết nối các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM, tạo thành một vòng cung quanh khu vực đô thị lớn nhất cả nước.
Tuyến đường có chiều dài khoảng 76 km, đi qua địa phận các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Giai đoạn đầu xây dựng 4 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên; giai đoạn hoàn chỉnh mở rộng lên 8 làn xe cao tốc. Tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng.
Tuyến Vành đai 3 đã khởi công từ tháng 6/2023, đến cuối năm 2024, dự án đã nhận được 99,8% mặt bằng, với 1.689/1.692 mặt bằng đã được bàn giao. Hiện có 10 gói thầu xây lắp chính đang được triển khai, với khối lượng công việc đạt khoảng 30% vào cuối năm 2024.
Dự án Đường Vành đai 3 TP.HCM khi hoàn thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo tiến độ sân bay Long Thành và loạt hạ tầng kết nối
Chiều 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra tiến độ tổng thể dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, làm việc với các bộ, ngành, chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án thành phần.








-
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sắp đi vào khai thác, hành khách cần nắm rõ lộ trình này
Khi nhà ga T3 tại Sân bay Tân Sơn Nhất chính thức đi vào khai thác vào dịp lễ 30/4, hành khách sẽ có thêm một lựa chọn mới để di chuyển giữa các khu vực của sân bay và thành phố. Tuy nhiên, vì ga T3 có vị trí tách biệt so với ga T1 và ga T2, nên việc...
-
Không cần tích cóp cả đời, U30 vẫn sở hữu nhà sang tại TP.HCM nhờ biết nắm cơ hội
Những căn hộ cao cấp tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) với mức giá trung bình chỉ từ 40-80 triệu đồng/m2 như “cửa sáng” mở ra cho người trẻ, khi giá bán trên thị trường đã đạt ngưỡng 120 triệu đồng/m2....
-
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 77.000 tỷ đồng tới năm 2030 để phát triển cảng biển
Ngày 14/4, Bộ Xây dựng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực vận tải biển, đảm bảo TP.HCM duy trì vị thế là một t...