Theo đó, bổ sung 55.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương vào dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2024, đồng thời bổ sung tương ứng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024.
Trong phạm vi nguồn 55.000 tỷ đồng, Quốc hội đồng ý dành một phần để bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Số tiền còn lại và 2.980 tỷ đồng trong cân đối ngân sách Nhà nước năm, Quốc hội quyết định sẽ giao Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương năm 2024 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Nghị quyết nêu rõ Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, sự cần thiết, tính đầy đủ, hợp lý, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi bảo đảm đúng quy định pháp luật và yêu cầu khẩn trương tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả ngân sách Nhà nước.
Trước đó, sáng 13/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương.
Cho phép từ ngày 1/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế.
Cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
Việc bổ sung 55.000 tỷ đồng lần này là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện chính sách tiền lương, đáp ứng nhu cầu bức thiết của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức. Đồng thời, động thái này cũng thể hiện sự cam kết của Quốc hội và Chính phủ trong việc cải cách và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động trong khu vực công, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
-
Ai được tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, cách tính thế nào?
Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2023 sẽ áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Vậy, những ai sẽ được tăng lương cơ sở?
-
Đối tượng nào được tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023?
Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vừa được ban hành, từ ngày 01/7/2023 sẽ áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Vậy, đối tượng nào sẽ được áp dụng mức lương này?