Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự luật được dự kiến trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, theo Báo Tuổi Trẻ.
Dự luật được xây dựng triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị (không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sửa Hiến pháp 2013).
Dự luật cũng đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.
Bộ Nội vụ cho biết, về định hướng sửa đổi và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật, trong đó, cần giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 03 cấp sang 02 cấp.
Việc này nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 (sau khi sửa đổi). Đồng thời, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Dự luật cũng quy định nội dung chuyển tiếp các vấn đề quan trọng, cấp bách để bảo đảm hoạt động chính quyền địa phương diễn ra liên tục, thông suốt... khi chuyển từ mô hình 3 cấp sang 2 cấp.
Cụ thể, quy định trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng.
Dự thảo luật cũng quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).
Bên cạnh đó là quy định về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); Quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết…
Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở
Dự thảo tờ trình nêu rõ dự luật sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở.
Đồng thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa trung ương với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp cơ sở.
Theo dự thảo tờ trình, qua rà soát, dự kiến khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho cấp tỉnh thực hiện.
Với chính quyền địa phương cấp cơ sở ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định hiện hành thì chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện để giao cho cấp cơ sở.
Theo đó, chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương huyện cho chính quyền địa phương xã.
Chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã cho phường thực hiện.
Theo Bộ Nội vụ, đề xuất này nhằm giải quyết các công việc hành chính, cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân với nguyên tắc ưu tiên cấp cơ sở. Nếu cấp cơ sở thực hiện tốt thì phân quyền, trừ các công việc vượt quá khả năng mới chuyển giao cho cấp tỉnh.
Qua rà soát dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
-
Quy định chi tiết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng
Chính phủ ban hành Nghị định số 170/2024/NĐ-CP ngày 27/12/2024 quy định chi tiết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng.
-
Khẩn trương xây dựng Nghị định về chính quyền đô thị TP.HCM
Đối với lượng cán bộ dôi dư từ việc thực hiện tổ chức chính quyền đô thị, TP.HCM sẽ sắp xếp hài hòa, đảm bảo sự hiệu quả từ nguồn lực này.
-
Một vài khía cạnh bàn về Mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM
CafeLand - Mô hình tổ chức chính quyền đô thị đã được các nước phát triển thực hiện từ trăm năm nay nhưng với thực tiễn Việt Nam và điển hình là TP HCM liệu sẽ như thế nào?







