Tại phiên họp lần thứ 13 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Bộ GTVT đã báo cáo về tình hình triển khai các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025.
Tổng chiều dài cao tốc khoảng 1.172km, trong đó 1.104km có kế hoạch hoàn thành vào năm 2025 và 68km theo kế hoạch hoàn thành năm 2026, có thể rút ngắn tiến độ để hoàn thành vào năm 2025.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Tháp đề xuất bổ sung dự án thành phần 2, dự án Cao Lãnh - An Hữu dài 16km vào danh mục dự án hoàn thành năm 2025.
Đến nay, có 28 dự án/dự án thành phần dự kiến hoàn thành trong năm 2025, được chia làm 3 nhóm dự án.
Nhóm 1 gồm 13 dự án/dự án thành phần hoàn thành năm 2025 (736km) cơ bản không còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhóm 2 gồm 9 dự án/dự án thành phần cần tập trung tháo gỡ các khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để hoàn thành trong năm 2025 (300km).
Nhóm 3 gồm 6 dự án/dự án thành phần và đoạn qua cầu Phước Khánh thuộc dự án Bến Lức - Long Thành với tổng chiều dài 152km có kế hoạch hoàn thành năm 2025.
Không để mặt bằng phải “chờ” vật liệu làm cao tốc
Đánh giá cao sự nỗ lực của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các địa phương trong xử lý vướng mắc mặt bằng, vật liệu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận một số dự án vẫn chưa đáp ứng được tiến độ kỳ vọng.
"Do đó, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các địa phương phải chia sẻ trách nhiệm, nâng cao tinh thần, trách nhiệm ở mức cao nhất, nhận diện khó khăn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn cho dự án”, Bộ trưởng Bộ GTVT nói.
Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án phối hợp với các địa phương để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, thực hiện ngay các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, tăng cường các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ các đoạn tuyến vướng rừng tại dự án cao tốc Bắc - Nam các đoạn Vũng Áng - Bùng, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Vân Phong - Nha Trang.
"Với các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có kế hoạch về đích dịp 30/4/2025 cần kiểm soát chặt chẽ tiến độ. Trong đó, toàn bộ công tác nền đường, công trình cầu, hầm phải hoàn thành trước ngày 31/12/2024 để tổ chức thi công mặt đường và hệ thống an toàn giao thông.
Các dự án còn lại cần xử lý nền đất yếu, thi công hầm, cầu lớn để bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch đề ra; đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông, đảm bảo khi tuyến cao tốc vào khai thác, hệ thống giao thông thông minh hoạt động đồng thời", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo.
Đối với khó khăn về vật liệu xây dựng, Bộ GTVT yêu cầu cần tính toán nguồn vật liệu phải song song với tháo gỡ mặt bằng, không để xảy ra tình trạng mặt bằng chờ vật liệu, đặc biệt đối với dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Về phía địa phương, dành sự quan tâm đặc biệt đối với các dự án trọng điểm triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng đánh giá:
Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, từ sân bay, đường vành đai, các tuyến cao tốc. Bộ GTVT đề nghị tỉnh này cần cố gắng bàn giao 100% mặt bằng trong tháng 10/2024. Khi mặt bằng sạch, vật liệu đủ, nhà thầu dồn lực 24/7 trên tất cả các mũi thi công để đưa dự án về đích năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng đề nghị TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương chủ động làm việc với các địa phương có mỏ để xác định nguồn vật liệu đắp, chỉ đạo các nhà thầu triển khai khai thác đáp ứng tiến độ; chủ động tìm kiếm các nguồn vật liệu (cát nhập khẩu, cát biển) để bảo đảm tiến độ gia tải.
Riêng dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Tuyên Quang cần quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, bù sản lượng bị chậm. Đồng thời, chủ động trong việc điều chỉnh quy hoạch khai thác khoáng sản để khơi thông vướng mắc về nguồn đá cho dự án, bố trí đủ nguồn vốn ngân sách địa phương hoàn thành dự án đúng tiến độ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 hiện đang ra sao?
12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (2021-2025) được khởi công ngày 1/1/2023, có chiều dài 729km, với tổng vốn 146.990 tỷ đồng.
-
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản 2 khu vực mỏ trong năm 2025 với tổng trữ lượng hơn 7,3 triệu m3....
-
Kết luận của Phó Thủ tướng về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản than
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cá...
-
Thị trường kim loại diễn biến ra sao trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh?
Theo MXV, giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 101,09 USD/tấn bất chấp việc Trung Quốc phát tín hiệu kích thích tài khóa thông qua kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm tới....