Hình minh họa.
Dự án nâng cấp luồng Cái Mép – Thi Vải đặt mục tiêu hình thành và phát triển cảng đầu mối cửa ngõ quốc tế, thu hút hàng hóa trung chuyển trong khu vực.
Theo kế hoạch, đoạn luồng từ phao số “0” đến thượng lưu bến cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) cho phép tàu 160.000 DWT tránh nhau với tàu đến 50.000 DWT, tàu 120.000 DWT khai thác hai chiều và tàu 200.000 DWT/18.000 khai thác một chiều.
Đoạn luồng từ thượng lưu bến cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) đến thượng lưu bến cảng container Tân cảng Cái Mép (TCIT và TCCT) cho phép tàu 120.000 DWT tránh nhau với tàu đến 60.000 DWT, tàu 100.000 DWT khai thác hai chiều và tàu 160.000 DWT khai thác một chiều.
Đoạn luồng từ thượng lưu bến cảng container Tân cảng Cái Mép (TCIT và TCCT) đến bến cảng khởi động Phước An cho tàu 60.000 DWT khai thác một chiều.
Về kinh phí thực hiện, dự án yêu cầu tổng mức đầu tư 1.414 tỉ đồng. Vốn đầu tư được bố trí từ nguồn Ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, trong năm 2022 sẽ giải ngân khoảng 274 tỉ đồng; năm 2023 khoảng 494 tỉ đồng; năm 2024 khoảng 395 tỉ đồng; năm 2025 khoảng 79,3 tỉ đồng và khoảng 171,7 tỉ đồng cho chi phí dự phòng.
Theo dự kiến, dự án sẽ lựa chọn được nhà thầu thi công trong năm nay và nếu điều kiện thuận lợi sẽ khởi công vào cuối năm 2022. Tùy tình hình thực tế, dự án có thể khởi công sớm hoặc lùi sang đầu năm 2023”.
Dự án khi hoàn thành vào năm 2025 sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình đầu tư các dự án trong khu vực, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng cường năng lực vận tải thủy của toàn tuyến luồng ra vào khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa trong khu vực, đảm bảo an toàn cho các tàu hành thủy, tăng nguồn thu vào ngân sách Nhà nước.
Khu bến Cái Mép-Thị Vải đóng vai trò rất quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do nơi đây phục vụ trung chuyển cho cả khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu thống kê cho thấy, hàng hóa thông qua cảng biển Vũng Tàu bằng tàu biển chiếm khoảng 67% với hàng tổng hợp và khoảng 80-84% đối với hàng container.
Thực tế về quy hoạch có các tuyến đường bộ như: đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải; cầu Phước An (bắc qua sông Thị Vải) sang huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) để kết nối với 2 tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; cao tốc Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu (hoàn thiện trước 2025) và các hệ thống quốc lộ 51, 55, 51B, 56B… giúp kết nối toàn bộ cụm cảng Cái Mép-Thị Vải với các khu vực.
-
Dự kiến lựa chọn nhà đầu tư cho Trung tâm logistis Cái Mép Hạ vào quý 3/2022
CafeLand - Trung tâm logistics Cái Mép Hạ có tổng diện tích 1.763ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 19.200 triệu đồng vừa được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án vào quý 3/2022.
-
Diễn biến mới nhất về việc thành lập thành phố thứ 3 thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chính phủ đề nghị thành lập phường Tân Hòa, phường Tân Hải thuộc thị xã Phú Mỹ. Đồng thời, thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu đối thoại người dân có đất bị thu hồi làm dự án
Chiều 11/1, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu chủ trì buổi tiếp và đối thoại với các hộ dân thuộc diện có đất bị thu hồi để thực hiện dự án Trụ sở Công an TP. Vũng Tàu.
-
Diễn biến mới tại dự án sân bay đặc biệt ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025....